Trong cả nước, đợt thi tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng chỉ có 153.000 thí sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015, ngoài 2 môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ Văn, thí sinh được quyền lựa chọn 2 môn thi trong số các môn thi: Ngoại Ngữ, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Địa Lý, Lịch Sử. Được quyền lựa chọn 2 trong số 4 môn thi nên ở tất cả các trường THPT đều xảy ra tình trạng chênh lệch số lượng thí sinh đăng ký dự thi giữa các môn xã hội và môn tự nhiên. Trong đó, môn Lịch sử là môn ít được học sinh chọn thi nhất.
Cũng theo ông Giang, trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội rất quan trọng trong hình thành nhân cách, bản lĩnh, năng lực tư duy của con người. Bây giờ học sinh bỏ môn Sử thì hệ quả thế nào, học sinh lớn lên không biết lịch sử dân tộc, công dân Việt Nam mù mờ về lịch sử đất nước. “Chẳng hạn trong lịch sử Việt Nam, em yêu thích nhân vật nào nhất? Tại sao em yêu nhân vật đó. Em hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật lịch sử này? Như vậy, thí sinh phải vắt óc tìm hiểu, tiếp cận bằng các phương pháp khác nhau” – GS Giang đề nghị.
Ngoài ra, giáo viên nên gợi ý cho học sinh tiếp cận môn này theo hướng sáng tạo. Dẫu biết, lịch sử vẫn là thực thể khách quan, không thay đổi nhưng học sinh có nhiều hướng tiếp cận, đối chiếu sẽ thấy Lịch sử lý thú. Điều này không chỉ áp dụng với riêng môn Lịch sử mà tất cả các môn khác cũng vậy. “Do đó, học sinh ít đăng ký môn Lịch sử để thi tốt nghiệp THPT, nếu trách thì trách người dạy, đừng trách người học” – ông Giang nhận định.
Còn trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới, bà Nguyễn Thị Hải Lý – Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết trong sáng nay có 262 thí sinh trên địa bàn Hà Tĩnh bắt đầu vào làm bài thi môn Lịch sử, có những cụm thi chỉ có 2 thí sinh và cụm thi tại trường THPT Phan Đình Phùng, nhiều thí sinh đăng ký thi môn Lịch sử với 11 thí sinh. Có nhiều "điểm" thi đã đóng cửa vì không có thí sinh tham dự môn thi này.