Sáng 24.12, tại TP.HCM, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Nhiều cơ quan báo chí đã đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại

N.Đ.M - Tú Viên | 24/12/2022, 10:23

Sáng 24.12, tại TP.HCM, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Hội nghị có sự tham dự của hơn 700 đại biểu, gồm đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quan báo chí. Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo các Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy; đại diện lãnh đạo các Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy, Sở TT-TT, hội nhà báo các tỉnh, thành phố; cơ quan báo chí Trung ương và địa phương...

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và chỉ đạo Hội nghị.

z3984182385844_a954d7e7651450a2770168d8f3d4cd82.jpg
Quang cảnh hội nghị-Ảnh: Đình Mười

Dự thảo Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2023; Báo cáo về hoạt động công tác Hội Nhà báo Việt Nam thống nhất nhận định, năm 2022, báo chí tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện những bước chuyển mình quan trọng. Công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí tiếp tục được thực hiện nhất quán theo phương châm chủ động, kịp thời, nhạy bén, hiệu quả.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm, nhấn mạnh, năm 2022, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường, khó dự báo với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn trên quy mô toàn cầu. Trong nước, năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, năm có ý nghĩa quan trọng tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.

Trong bối cảnh đó, bám sát sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tình hình thực tiễn đất nước, công tác báo chí đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là:

Thông tin, tuyên truyền những chỉ đạo, điều hành của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, thực thi pháp luật; của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương về công tác phòng chống dịch COVID-19; đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đậm nét, có chiều sâu. Thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được tăng cường. Báo chí cũng đã phân tích, nêu bật được kết quả các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch tiếp tục được duy trì với nhiều hình thức, nội dung thông tin phong phú, sắc nét.

Các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý, cơ quan hội tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành và chủ động ban hành các văn bản nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, tạo điều kiện cho cơ quan báo chí hoạt động, phát triển, đồng thời có những quy định về xử lý nghiêm minh các sai phạm trong hoạt động báo chí. Công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh hoạt động báo chí tiếp tục được tiến hành một cách bài bản, quyết liệt, giữ kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động báo chí.

Nhiều cơ quan báo chí đã đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại đưa thông tin lên các hạ tầng, nền tảng truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận cho người dân; thực hiện chuyển đổi số báo chí.

Tuy nhiên, ở một số cơ quan báo chí, tỷ lệ giữa thông tin tích cực và thông tin về mặt trái chưa cân đối; tính định hướng, tính dẫn dắt của báo chí trong một số vụ việc, trường hợp cụ thể còn chậm, thiếu nhạy bén. Tình trạng "báo hóa tạp chí", các biểu hiệu "tư nhân hóa" báo chí vẫn chưa được khắc phục triệt để. Ngoài ra, vẫn còn thông tin giật gân, câu khách, không bảo đảm tính chính trị, tính định hướng, tính nhân văn; có trường hợp vi phạm luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp.

Từ đó, ông Trần Thanh Lâm gợi mở hội nghị tập trung thảo luận các giải pháp trong việc tuyên truyền các nghị quyết, kết luận, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến một cách phong phú, sinh động, để người đọc, người xem dễ tiếp cận, dễ tiếp thu, dễ hiểu, dễ làm theo; chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp trong thúc đẩy chuyển đổi số báo chí; giải pháp trong việc vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị vừa đáp ứng nhu cầu bạn đọc cũng như để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về văn hóa. Cùng với đó, tập trung thảo luận những thuận lợi, khó khăn trong việc sắp xếp các cơ quan báo chí…

Bài liên quan
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều cơ quan báo chí đã đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại