Năm 2023 được cho là một trong những năm nóng nhất được ghi nhận với nhiệt độ trung bình toàn cầu được dự báo cao hơn khoảng 1,2 độ C so với mức trước khi con người bắt đầu gây ra biến đổi khí hậu.

Nhiệt độ toàn cầu vào năm 2023 được xếp vào hàng nóng kỷ lục

Đan Thuỳ | 22/12/2022, 10:26

Năm 2023 được cho là một trong những năm nóng nhất được ghi nhận với nhiệt độ trung bình toàn cầu được dự báo cao hơn khoảng 1,2 độ C so với mức trước khi con người bắt đầu gây ra biến đổi khí hậu.

Nếu đúng như vậy thì đây sẽ là năm thứ 10 liên tiếp chứng kiến ​​nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn ít nhất 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, được đo trong giai đoạn 1850-1900.

Năm nóng nhất hiện tại được ghi nhận từ năm 1850 là năm 2016, một năm chứng kiến chu kỳ khí hậu El Nino ở Thái Bình Dương ​​đẩy nhiệt độ toàn cầu lên cao hơn so với xu hướng nóng lên toàn cầu.

Giáo sư Adam Scaife, người đứng đầu bộ phận dự báo tầm xa tại Văn phòng Khí tượng Anh, cho biết: "Nếu không có hiện tượng El Niño trước đó làm tăng nhiệt độ toàn cầu, năm 2023 có thể không phải là một năm kỷ lục về nhiệt độ, nhưng với sự gia tăng cơ bản về phát thải khí nhà kính toàn cầu sẽ tiếp tục diễn ra nhanh chóng thì có khả năng là năm tới sẽ là một năm đáng chú ý". 

skynews-beach-heatwave-folkestone_5983843.jpeg

Tiến sĩ Nick Dunstone của Met Office, người đứng đầu dự báo nhiệt độ toàn cầu năm 2023, cho biết: "Nhiệt độ toàn cầu trong 3 năm qua đã bị ảnh hưởng bởi tác động của La Nina kéo dài – nơi nhiệt độ bề mặt nước biển mát hơn trung bình xảy ra ở nhiệt đới Thái Bình Dương. La Nina có tác dụng hạ nhiệt tạm thời đối với nhiệt độ trung bình toàn cầu. Trong năm tới, mô hình khí hậu của chúng tôi cho thấy tình trạng La Nina đã kết thúc 3 năm liên tiếp, với sự quay trở lại các điều kiện tương đối ấm hơn ở các vùng nhiệt đới Thái Bình Dương. Sự thay đổi này có khả năng dẫn đến nhiệt độ toàn cầu vào năm 2023 ấm hơn so với năm 2022". 

Tiến sĩ Doug Smith, chuyên gia hàng đầu của Met Office về dự đoán khí hậu, nói thêm: "Thực tế là nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức hoặc cao hơn 1C trong một thập kỷ tiềm ẩn sự thay đổi nhiệt độ đáng kể trên toàn thế giới. Một số địa điểm như Bắc Cực đã ấm lên vài độ kể từ thời kỳ tiền công nghiệp". 

Văn phòng Khí tượng Anh dự báo nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng  trong khoảng từ 1,08C - 1,32C so với nhiệt độ vào nửa sau của thế kỷ 19.

Năm ngoái, Văn phòng Khí tượng Anh đã dự đoán nhiệt độ toàn cầu vào năm 2022 sẽ tăng ở mức từ 0,97C - 1,21C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Dữ liệu trong năm tính đến tháng 10 cho thấy nhiệt độ cao hơn khoảng 1,16 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Dữ liệu giám sát vệ tinh của Liên minh Châu Âu (EU) cho thấy mùa hè năm 2022 là mùa nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận của châu Âu khiến cho lục địa này chìm trong những đợt nắng nóng kỷ lục và hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thế kỷ.

Một loạt các đợt nắng nóng khắc nghiệt và hạn hán kéo dài dẫn đến tháng 6, tháng 7 và tháng 8 năm 2022 đã phá vỡ mốc kỷ lục trước đó về nhiệt độ thêm 0,4 độ C.

Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) cho biết nhiệt độ trên lục địa này là "cao kỷ lục trong cả tháng 8 và mùa hè (từ tháng 6 - tháng 8)".

Dữ liệu cho thấy tháng 8.2022 là tháng nóng nhất nhưng được ghi nhận ở châu Âu với một "biên độ đáng kể", đánh bại kỷ lục trước đó được thiết lập vào tháng 8 năm 2018 là 0,8 độ C.

Trên phạm vi toàn cầu, tháng 8.2022 là tháng 8 nóng thứ 3 trong lịch sử, với nhiệt độ trung bình cao hơn 0,3 độ C so với mức trung bình của tháng 1991-2020.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiệt độ toàn cầu vào năm 2023 được xếp vào hàng nóng kỷ lục