Từ chuyện các nhà máy nhiệt điện ở miền Tây Nam Bộ có nguy cơ gây tổn hại môi trường khu vực ĐBSCL rất nghiêm trọng, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - cố vấn chương trình của GreenID, khuyến nghị 8 vấn đề, đề đạt cụ thể với Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Nhiệt điện ở ĐBSCL: Phải cải thiện tiến trình đánh giá tác động môi trường

Hùng Long | 26/09/2016, 12:01

Từ chuyện các nhà máy nhiệt điện ở miền Tây Nam Bộ có nguy cơ gây tổn hại môi trường khu vực ĐBSCL rất nghiêm trọng, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - cố vấn chương trình của GreenID, khuyến nghị 8 vấn đề, đề đạt cụ thể với Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Thứ nhất, nên áp dụng Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Đối với những cụm dự án cỡ lớn như Trung tâm Điện lực Duyên Hải (Trà Vinh), cần thực hiện báo cáo ĐMC và đánh giá tác động tích lũy (ĐTT) để giúp lãnh đạo ra quyết định ở tầm chiến lược ở giai đoạn sớm của quá trình ra quyết định.

Nếu đã có báo cáoĐMC và ĐTTthì lãnh đạo đã có thể đặt lên bàn cân so sánh những phương án chiến lược, ví dụ về loại năng lượng, vị trí dự án, có xem xét đến tính nhạy cảm về sinh thái, dân sinh, chính trị của các phương án thay thế về vị trí, công nghệ, kích cỡ dự án.

Thứ hai, nên chú trọng khâu tham vấn cộng đồng thật sự có ý nghĩa. Luật Bảo vệ môi trường năm2014 đã có yêu cầu báo cáo ĐTMphải tham vấn tổ chức và cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án. Tuy nhiên, không có định nghĩa “tác động trực tiếp” là thế nào.

Trong thực tế, điều này được diễn dịch lỏng lẻo. Vì vậy, Bộ TN-MT nên sửa đổi hướng dẫn về tham vấn, có thể tham khảo những cách làm tốt trên thế giới như hướng dẫn của UNECE cho châu Âu về tham vấn để việc tham vấn có ý nghĩa hơn và các bên liên quan được tham gia trong tất cả các giai đoạn của ĐTM.

Thứ ba, nên quyđịnh bắt buộc công bố bản Báo cáo ĐTM trước khi phê duyệt trên internet để công chúng có thể tham gia phản biện, giám sát vìhiện nay quyđịnh chỉ yêu cầu gửi bản tóm tắt ĐTM đến UBND và MTTQ xã để tham vấn bằng văn bản.

Tất nhiên, như vậy thì giới chuyên gia không tiếp cận được bản ĐTM đầy đủ để phản biện. Sau khi phê duyệt báo cáoĐTM, công chúng không có bản ĐTM để biết nhà đầu tư đã hứa hẹn những biện pháp gì để bảo vệ môi trường và dự án đã tiến hành như thế nào so với báo cáo ĐTM!

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện

Thứ tư, nên quyđịnh bắt buộc có cơ chế khiếu nại để giải quyết xung đột giữa người dân và nhà đầu tư. Hiện tại, không có cơ chế để người dân khiếu nại khi bị thiệt hại nên có những trường hợp khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại giải quyết kéo dài, diễn biến phức tạp.

Thứ năm, đế tránh mâu thuẫn lợi ích, luật pháp/quy định nên được sửa đổi theo hướng không cho phép nhà đầu tư làm lãnh đạo nhóm thực hiện ĐTM để tránh mâu thuẫn lợi ích. Nhà đầu tư không được tự thuê tư vấn mà cần lập ra một quỹ thực hiện ĐTM và giao cho cộng đồng hoặc chính quyền chọn tư vấn một cách công khai.

Thứ sáu, nên quyđịnh bắt buộc có phản biện độc lập để tránh thiên lệch theo hướng biện minh cho dự án và đánh giá thấp tác động do mâu thuẫn lợi ích và để đảm bảo tính khoa học cao của các dự báo tác động và các biện pháp giảm thiểu đưa ra trong các báo cáo ĐTM.

Thứ bảy, nên có quyđịnh bắt buộc tư vấn có trách nhiệm kiểm chứng độ chính xác của các dự báo và các giả định đưa ra thông qua việc quan trắc tác động trên thực tế đối với các hệ tự nhiên, kinh tế xã hội, sức khỏe con người, và điều chỉnh ĐTM cũng như các biện pháp giảm thiểu cho phù hợp.

Thực tế hiện nay sau phê duyệt báo cáo ĐTM, không có động tác nào theo sau để kiểm chứng những dự báo có đúng không và các biện pháp bảo vệ môi trường hứa hẹn trong ĐTM có được thực hiện không, cho đến khi thảm họa môi trường xảy ra mới biết.

Thứ tám, nên khuyến khích tính độc lập, minh bạch, chịu trách nhiệm của hội đồng thẩm định. Cụ thể là Ban thẩm định các báo cáo ĐTM nên có những chuyên gia độc lập và thông tin về quá trình thẩm định đưa đến sự phê duyệt ĐTM được công bố trên trang web của Sở TN-MT hay Bộ TN-MT.

Những thành viên của Ban thẩm định phải chịu trách nhiệm về việc thông qua báo cáo ĐTM của họ nếu sau này dự án được phê duyệt gây ra những tác động nghiêm trọng đối với môi trường, sinh kế, và sức khỏe con người.

Long Huyền
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiệt điện ở ĐBSCL: Phải cải thiện tiến trình đánh giá tác động môi trường