Một nghiên cứu ở Nam Phi đã chỉ ra rằng một người nhiễm Omicron sau khi đã tiêm chủng có thể sinh ra kháng thể chống lại chủng SARS-CoV-2 khác, nhưng sự bảo vệ này không được quan sát thấy ở nhóm chưa tiêm chủng.

Nhiễm Omicron sau khi tiêm vắc xin có thể sinh kháng thể chống lại chủng khác

Đan Thuỳ | 17/02/2022, 10:06

Một nghiên cứu ở Nam Phi đã chỉ ra rằng một người nhiễm Omicron sau khi đã tiêm chủng có thể sinh ra kháng thể chống lại chủng SARS-CoV-2 khác, nhưng sự bảo vệ này không được quan sát thấy ở nhóm chưa tiêm chủng.

Trong khi đó, một nghiên cứu khác ở Mỹ cho thấy khả năng miễn dịch từ các trường hợp mắc COVID-19 đột phá gây ra bởi các chủng khác là không đủ ngăn chặn biến thể Omicron. Trường hợp nhiễm COVID-19 đột phá ở đây ám chỉ việc một người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo liệu trình tiêu chuẩn nhưng vẫn mắc COVID-19.

Tại Mỹ, nhóm nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio (Mỹ) do Tiến sĩ Shan-Lu Liu dẫn đầu đã kiểm tra phản ứng kháng thể trung hòa chống lại các biến thể Alpha, Beta, Delta và Omicron ở 48 nhân viên y tế đã tiêm vắc xin Pfizer và Moderna.

Các mẫu máu được thu thập trước khi tiêm chủng, sau liều vắc xin đầu tiên và hai lần sau liều vắc xin thứ hai, theo bài báo đăng trên tạp chí Sicence Translational Medicine hôm 15.2.

60052521_101.jpeg

Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy sự suy giảm các kháng thể trung hòa – một yếu tố dự báo khả năng bảo vệ miễn dịch từ một tháng đến 6 tháng sau khi tiêm đủ hai liều vắc xin.

Tất cả 4 biến thể này đều cho thấy lượng kháng thể trung hòa thấp hơn so với một chủng SARS-CoV-2 ở giai đoạn đầu của đại dịch, với biến thể Omicron có khả năng kháng thuốc rõ rệt nhất.

Tại thời điểm 6 tháng sau, khoảng 56,3% nhân viên y tế tham gia nghiên cứu có mức độ kháng thể trung hòa thấp hơn giới hạn phát hiện đối với Delta, trong khi 89,6% thấp hơn giới hạn đó đối với biến thể Omicron.

12 trong số các nhân viên y tế được phát hiện bị nhiễm COVID-19 ở các giai đoạn tiêm chủng khác nhau và mức độ kháng thể trung hòa của họ cao hơn khoảng 6 lần sau 6 tháng so với những đối tượng không bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, 30% những người bị nhiễm vẫn không có kháng thể trung hòa ở mức độ có thể phát hiện được, so với 60% của những nhân viên y tế không bị nhiễm bệnh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng né sự miễn dịch do vắc xin tạo ra của biến thể Omicron cho thấy rõ sự cần thiết của việc tiêm nhắc lại.

"Chúng tôi đã quan sát thấy biến thể Omicron thoát ra khỏi khả năng miễn dịch do vắc xin mRNA tạo ra, ngay cả ở thời điểm 3 - 4 tuần sau liều vắc xin thứ hai… Hơn nữa, sự trốn thoát này không được cứu vãn ở hầu hết các nhân viên y tế do nhiễm COVID-19 đột  phá. Mặc dù sự lây nhiễm đột phá có thể thúc đẩy phản ứng kháng thể trung hòa, nhưng nó dường như không hiệu quả trong việc cung cấp sự bảo vệ khỏi Omicron, ít nhất là đối với những cá nhân bị nhiễm trước khi xuất hiện biến thể Omicron",  bài báo cho biết.

Ngược lại, một nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Penny Moore tại Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm, thuộc Phòng thí nghiệm Y tế Quốc gia ở Johannesburg (Nam Phi) đã xem xét tác dụng trung hoa của việc nhiễm biến thể Omicron khi kết hợp với các loại vắc xin cụ thể.

Nghiên cứu cho thấy một người nhiễm Omicron có thể sinh ra kháng thể chống lại chủng này ở những người chưa tiêm chủng, nhưng kháng thể trên bị ảnh hưởng đáng kể nếu người chưa tiêm chủng tiếp xúc với chủng Delta và Beta.

Ngược lại, những người đã tiêm vắc xin Johnson & Johnson hay Pfizer trước khi nhiễm Omicron cho thấy phản ứng chéo với chủng khác được cải thiện đáng kể. Kháng thể sinh ra từ kịch bản nhiễm Omicron này có thể chống lại được các chủng SARS-CoV-2 đáng lo ngại khác.

Nghiên cứu dựa trên số  lượng mẫu hạn chế, chỉ có 20 người chưa tiêm chủng và 7 người đã tiêm chủng bị nhiễm trong đợt bùng phát  biến thể Omicron. Nhóm nghiên cứu cho biết những phát hiện này có ý nghĩa đối với việc thiết kế vắc xin thế hệ thứ hai để đối phó với Omicron.

Các nghiên cứu trên động vật của Moderna đã chỉ ra rằng các loài linh trưởng được tiêm vắc xin đặc hiệu cho biến thể Omicron tạo ra hiệu giá kháng thể ở các mức tương tự như khi được tiêm vắc xin mRNA.

Các nhà nghiên cứu Nam Phi cho biết: "Nhìn chung, những dữ liệu này cho thấy rằng việc tăng cường khả năng miễn dịch cho những người có hoặc không có khả năng miễn dịch bằng vắc xin đặc hiệu cho biến thể Omicron không có khả năng vượt trội hơn so với các phác đồ hiện có". 

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiễm Omicron sau khi tiêm vắc xin có thể sinh kháng thể chống lại chủng khác