Tờ Yomiuri Shimbun đưa tin từ tháng 4.2021, Nhật Bản siết chặt quy trình kiểm tra hồ sơ xin thị thực - đặc biệt là hồ sơ của sinh viên hoặc nhà nghiên cứu Trung Quốc - do lo ngại nguy cơ gián điệp và can thiệp từ nước ngoài.

Nhật Bản ngăn nguy cơ gián điệp Trung Quốc

Cẩm Bình | 07/10/2020, 08:06

Tờ Yomiuri Shimbun đưa tin từ tháng 4.2021, Nhật Bản siết chặt quy trình kiểm tra hồ sơ xin thị thực - đặc biệt là hồ sơ của sinh viên hoặc nhà nghiên cứu Trung Quốc - do lo ngại nguy cơ gián điệp và can thiệp từ nước ngoài.

Chính quyền Tokyo đánh giá đây là việc cần làm trong bối cảnh công nghệ nhạy cảm, tin tình báo an ninh rất có khả năng bị rò rỉ cho Trung Quốc hoặc quốc gia khác bởi các đặc vụ đội lốt sinh viên/ nhà nghiên cứu. Yomiuri Shimbun dẫn lời một chuyên gia chính sách kinh tế cảnh báo: “Đối tượng sinh viên Trung Quốc bị Mỹ từ chối có thể thay đổi mục tiêu và chọn đến Nhật”.

Theo Yomiuri Shimbun, Nhật sẽ rà soát lý lịch người xin thị thực kỹ càng hơn. Bộ Ngoại giao Nhật xin khoản ngân sách 220 triệu yên trong năm tài khóa sắp tới để chi cho những biện pháp kiểm tra.

Thông tin trên cho thấy Nhật quyết định nối gót Mỹ và Úc – hai quốc gia phương Tây triển khai chiến dịch có hệ thống nhằm loại bỏ mối đe dọa gián điệp Trung Quốc.

Đầu tháng 9 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo đã thu hồi hơn 1.000 thị thực cấp cho sinh viên cùng học giả Trung Quốc thuộc diện có nguy cơ cao. Trước đó giới chức Washington ban hành quy định hạn chế cấp thị thực cho nhà báo, quan chức Trung Quốc.

Úc cũng luôn hoài nghi Trung Quốc can thiệp chính trị. Giới chức Canberra thu hồi thị thực của ít nhất 2 học giả Trung Quốc.

Mỹ - Nhật - Ấn - Úc hợp nên “Bộ tứ kim cương” (Quad) cùng nhau kiềm chế Trung Quốc đang trỗi dậy. Ngoại trưởng 4 nước vừa gặp nhau tại Tokyo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản ngăn nguy cơ gián điệp Trung Quốc