Việc tiết kiệm điện là quốc sách của quốc gia. Với việc thúc đẩy nền sản xuất sau thời kỳ COVID thì nhu cầu điện càng lớn nên càng đòi hỏi người dân có ý thức tiết kiệm điện.

Nhân rộng mô hình nhà thông minh để tiết kiệm điện, phục hồi sản xuất thời hậu COVID-19

Anh Tú | 24/11/2021, 10:17

Việc tiết kiệm điện là quốc sách của quốc gia. Với việc thúc đẩy nền sản xuất sau thời kỳ COVID thì nhu cầu điện càng lớn nên càng đòi hỏi người dân có ý thức tiết kiệm điện.

Việc tiết kiệm điện sẽ không chỉ là xu thế hiện tại mà còn là lâu dài trong tương lai khi Việt Nam trở thành cơ sở sản xuất hàng đầu khu vực. Mỗi người dân, mỗi gia đình phải cùng có ý thức tiết kiệm điện.

dien-thong-minh.jpg

Hiện xu hướng thế giới là xây dựng các ngôi nhà thông minh để người dùng với chiếc điện thoại dù ở xa cũng có thể vận hành ngôi nhà của mình. Tất nhiên, đại đa số người dân Việt Nam chưa có có điều kiện để áp dụng toàn bộ các tính năng của ngôi nhà thông minh nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dùng 1 vài chức năng quan trọng để dùng một cách phổ biến và hiệu quả.

Chúng nói về một bộ cảnh báo điện sớm. Thông thường để đo dòng điện hoạt động thì chúng ta có đồng hồ chuyên dụng để đo điện nhưng không mấy ai lại sử dụng nó để đo điện dùng trong nhà vì đã tự tin có thiết bị bảo vệ tự động cơ học như aptomat. Thiết bị Aptomat sẽ tự động cắt điện khi quá dòng thường do chập cháy hay do quá tải. Việc thiết bị này tự động cúp điện khiến nhiều người cảm thấy bất tiện và thường lựa chọn loại chỉ cúp điện khi có sự cố.

Nếu thay vào đó, chúng ta có một thiết bị đo dòng và thông báo khi dòng điện đến ngưỡng cần cảnh báo thì sẽ rất tiện. Hãy thử tưởng tượng khi dòng điện dùng quá cao thì thiết bị bật đèn cảnh báo, phát chuông để người dùng biết đường mà đi kiểm tra tắt bớt thiết bị điện trong nhà, như thế sẽ rất tiện cho người muốn kiểm soát điện trong nhà.

home-smart.jpg

Một thiết bị kiểu Home Assistant’s Amber vừa giới thiệu vào giữa tháng 9 cho phép kết nối với điện thoại của chủ nhân ngôi nhà. Bằng cách giám sát dòng điện thì thiết bị kiểu như vậy có thể cho người dùng biết được công suất dùng điện hàng ngày, hàng giờ, hàng phút. Nếu điện vọt qua mức cài đặt thì điện thoại có thể vang lên tín hiệu cảnh báo cho chủ nhân ở xa để từ đó liên lạc về nhà điều chỉnh lại thiết bị điện.

Hay chúng ta có thể dùng điện thoại để biết được mình đã dùng bao nhiêu số điện từ đầu tháng, tính đơn giản được số tiền mình phải trả theo biểu giá lũy tiến. Từ đó, người dùng có thể điều chỉnh lại kế hoạch sử dụng điện trong nhà phù hợp với mỗi gia cảnh thay vì cuối tháng lại méo mặt khi nhìn biên lai tiền điện. Quả thật là do vị trí đảm bảo an toàn của công tơ điện nên nhiều người dân rất khó theo dõi được tình trạng điện của nhà mình.

Một thiết bị và một ứng dụng như trên không quá khó với trình độ của nền khoa học công nghệ nước ta. Hãy nhớ rằng với chiếc điện thoại thì chúng ta có thể ngắm ngôi nhà của mình qua hệ thống camera kết nối wifi thì việc xem tình trạng điện trong nhà chẳng có gì là khó.

Nếu việc này được triển khai sớm thì điều này rất có tác dụng trong việc giúp người dân có hành động đồng bộ trong việc tiết kiệm điện, cũng như cảnh báo các sự cố phòng tránh tình trạng cháy nổ do chập cháy điện gây ra. Cả hai việc này đều rất quan trọng trong bối cảnh chúng ta tập trung phát triển kinh tế thời kỳ hậu COVID-19.

Ngày 1.11.2021, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã thực hiện nâng cấp ứng dụng chăm sóc khách hàng và ra mắt phiên bản mới trên thiết bị di động EVNHCM CSKH (OTT). Phiên bản mới ra mắt có nhiều tiện ích nổi bật sau: Cải tiến giao diện khách hàng, tinh gọn các thao tác nhằm nâng cao sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng ứng dụng EVNHCM CSKH. Các thông tin gửi đến khách hàng được thể hiện rõ ràng, trực quan và đúng đối tượng. Cấu trúc bố cục, tính năng, đặc điểm nhận diện của ứng dụng đồng bộ với bộ nhận diện thương hiệu của EVN. Hỗ trợ khách hàng theo dõi vị trí công nhân sửa điện. Mọi giao dịch của khách hàng với ngành điện Thành phố sẽ được phục vụ thông qua Ứng dụng EVNHCMC CSKH. Ngoài ra, khách hàng có thể trải nghiệm tra cứu hóa đơn tiền điện, điện năng sử dụng, điện năng phát lên, thanh toán tiền điện trực tuyến…

Tuy nhiên, nhà điện có thể phát triển ứng dụng này hơn để giúp người dùng quản lý điện sử dụng tốt hơn. Chẳng hạn như việc thống kê tiêu thụ điện vẫn tính theo hằng tháng nên chưa thể cập nhật như kỳ vọng của người dùng điện. Nếu ứng dụng này cập nhật công suất điện và ước tính giá tiền điện theo tần suất dày hơn thì rất có thể sẽ giúp người dân thêm động lực trong điều chỉnh hành vi sử dụng điện để tiết kiệm điện tốt hơn.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhân rộng mô hình nhà thông minh để tiết kiệm điện, phục hồi sản xuất thời hậu COVID-19