Nổi lên như một hiện tượng chiếm lĩnh thị trường văn học suốt những năm qua, nhưng thời gian gần đây, các tác phẩm ngôn tình không còn nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả trẻ.

Nhân hội sách, tìm hiểu thị hiếu đọc của giới trẻ

25/03/2018, 08:23

Nổi lên như một hiện tượng chiếm lĩnh thị trường văn học suốt những năm qua, nhưng thời gian gần đây, các tác phẩm ngôn tình không còn nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả trẻ.

Một góc hội sách TP.HCM 2018 - Ảnh: H.N

Hội sách TP.HCM năm 2018 đang được tổ chức tại công viên Lê Văn Tám (Q.1) với quy mô hoành tráng, thu hút rất đông người tham gia, đặc biệt là các bạn trẻ. Hơn thế, có một tín hiệu đáng mừng khi quan sát từ sự kiện, thị hiếu của giới trẻ ngày càng có xu hướng đa dạng và phong phú hơn, không chỉ tập trung vào dòng sách văn học trẻ, tản văn hay truyện ngôn tình như một vài năm về trước.

Người trẻ ngày càng quan tâm đến nhiều thể loại

Dạo một vòng hội sách, không khó để bắt gặp các bạn thanh niên, chủ yếu là học sinh, sinh viên đang cầm trên tay những túi sách lớn. Bạn Như (sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM) cho biết đã mua rất nhiều sách, đa dạng về thể loại, từ truyện tranh, truyện ngôn tình đến sách tiếng Anh, sách về thế giới xung quanh.

Việc chọn lựa đa dạng đầu sách của các độc giả trẻ là đặc điểm dễ nhận thấy của sự kiện hội sách năm nay. Theo quan sát của chúng tôi, các bạn tham quan, chọn lựa sách ở nhiều quầy khác nhau về thể loại, không quá tập trung ở một gian hàng nào. Nhiều bạn còn tìm mua các loại sách vốn ít khi gây sốt như kinh tế, hội họa, du lịch, hay cả những tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển như Chí phèo, Số đỏ. Thảo Linh (sinh viên Trường đại học Khoa học tự nhiên) chia sẻ: “Mình không quan tâm lắm đến các tác phẩm của các nhà văn trẻ hiện nay. Mình chọn mua sách về kinh tế, chăm sóc sắc đẹp và các tác phẩm văn học nổi tiếng như Nhà giả kim của Paulo Coelho”.

Nhưng dòng văn học trẻ vẫn được ưa thích

Thị hiếu mua sách ngày càng mở rộng, và giới trẻ Việt phần đông vẫn dành sự quan tâm khá lớn đối với các tác phẩm của những nhà văn thế hệ 8X, 9X. Trên các quầy trung tâm tại gian hàng các đơn vị xuất bản, có thể dễ dàng bắt gặp các đầu sách mới của những cái tên đang “hot” hiện nay như I Believe I Can Fly của Đức Phúc, Có một ai đó đã đổi thay của Hamlet Trương và Du Phong, Hôm nay người ta nói chia tay của Iris Cao, Chuyện những người cô đơn của Hạ Vũ, Người xưa đã quên ngày xưa của Anh Khang...

Một số tác giả cũng tổ chức những buổi giao lưu, ký tặng tại hội sách, thu hút rất nhiều người tham dự. Lý giải cho điều này, các bạn trẻ cho biết tác phẩm hướng đến giới trẻ thường có lời văn, tình tiết hiện đại, gần gũi với lứa tuổi, cách suy nghĩ của phần lớn thanh thiếu niên. Có cùng quan điểm trên, bạn Thi (gia sư) chia sẻ rằng rất thích đọc truyện của Hamlet Trương và Iris Cao vì “cách xây dựng tình huống trong truyện cùa các nhà văn này khiến mình cảm thấy quen thuộc và thích thú”.

Truyện ngôn tình dần hạ nhiệt

Nổi lên như một hiện tượng chiếm lĩnh thị trường văn học suốt những năm qua, nhưng thời gian gần đây, các tác phẩm ngôn tình không còn nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả trẻ. Phần lớn các bạn khi được phỏng vấn đã chia sẻ rằng ít khi đọc truyện ngôn tình và không có ý định tìm mua loại sách này trong sự kiện. Bạn Chi (học sinh Trường THPT Nguyễn Công Trứ) nhận xét “truyện ngôn tình trước đây rất “hot”, nhưng bây giờ đã giảm nhiệt”. Một số bạn trẻ có đọc các tác phẩm ngôn tình cho rằng nội dung, tình tiết truyện ngôn tình hiện nay đang đi vào lối mòn, không còn mới lạ, hấp dẫn như trước. Thay vào đó, nhiều bạn cảm thấy hứng thú hơn với các đầu sách khác như tản văn, truyện trinh thám hay những cuốn sách “best seller”.

Hoàng Nam

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhân hội sách, tìm hiểu thị hiếu đọc của giới trẻ