Từ TP.HCM đi Cần Thơ, tuy không còn sông phà cách trở, nhưng không tính nghỉ dọc đường, cũng phải chạy mất 3 tiếng.
Một buổi sáng cuối thu, tôi có dịp đến thăm Tây Đô. Tranh thủ buổi chiều nhàn rỗi, tôi chạy một vòng tham quan TP. Cần Thơ đã có dáng dấp của một đô thị quốc tế, đường phố rộng thênh thang, nhưng rất yên tĩnh, không ngột ngạt như TP.HCM. Điểm tham quan trong nội thành Cần Thơ không nhiều, nên tôi đã ngắm tới ngôi nhà xưa Bình Thủy mà tôi đã muốn đến từ lâu.
Ngôi nhà xưa cách trung tâm TP không xa, nằm ngay mặt tiền đường Bùi Hữu Nghĩa thuộc P. Bình Thủy, bên kia đường là sông Bình Thủy. Luồng gió mát ven sông đã gột rửa những cơn nóng nực cho du khách sau quảng đường trường. Nằm giữa các tòa nhà cao tầng, ngôi nhà xưa trông thấp lè tè nhưng toát ra những nét cổ kính (hình trên). Cửa bên hông luôn mở, miễn phí đón khách bốn phương. Sân trước lát gạch tàu, non bộ, bôn sai, cây kiểng đều được chăm sóc tỉ mỉ. ở vị trí trung tâm sân trước là cây xương rồng Mexico đã 40 tuổi, cao 7 m, chỉ nở hoa 1 lần vào năm 2005. Hàng xóm hồi tưởng lại, hoa có mùi hương tỏa khắp vùng, ai cũng coi như điềm lành.
Bên phải cổng phụ có ngôi đình cổ kính, lợp ngói lưu ly, có 4 cây cột đỏ xếp thành hàng ngang. Nguyên thủy ngôi đình chỉ có 2 cây cột gỗ, có lẽ chủ nhân sợ nó không chịu nổi trọng lượng, nên đã gia cố thêm 2 cột xi măng ở bên, vô tình phá vỡ sự hài hòa.
Công năng duy nhất của mái đình là treo tấm biển "Phủ thờ họ Dương" bằng chữ Quốc ngữ. Theo giới thiệu, ngôi đình có chức năng chính là thờ thần tài thổ địa, nhưng tìm mãi chẳng thấy bài vị đâu. Ngay sau đó tham quan nhà chính từ đường, tôi mới té ngửa: 2 ông này đã được long trọng thỉnh lên chính điện!
Họ Dương vốn là danh gia vọng tộc Nam bộ vào cuối TK 19, ngôi nhà được xây năm 1870, truyền đến nay đã là đời thứ 6, nghiệp chủ hiện tại là ông Dương Minh Hiển. Ngôi nhà có 145 năm lịch sử này, mặc dù dầm mưa dãi nắng, nhưng vẫn là ngôi nhà xưa cổ nhất và đẹp nhất Nan bộ. Tôi quanh quẩn trước ngôi nhà, tận hưởng những giây phút vui thú đi ngược giòng thời gian.
Phim Pháp nổi tiếng "Người tình" (The Lover) đã lấy ngôi nhà này làm ngoại cảnh. Cố cư "Người tình" Huỳnh Thủy Lê là ở Sa Đéc chứ không phải đây, nhưng ngôi nhà xưa Sa Đéc quá cũ kỹ, nên đạo diễn Annaud đã bỏ ngôi nhà Sa Đéc, đến quay tại Bình Thủy. Phim đã tái hiện một đám cưới người Hoa ở vùng sông nước đầu TK trước.
Đây là ngôi nhà với phong cách kiến trúc kiểu "Đông Tây kết hợp", phong cách Pháp là chủ thể, từ cửa sổ đến gạch men đều được trở từ Pháp qua, phản ánh con mắt thẩm mỹ của xã hội thượng lưu Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19; chỉ có những phù điêu trang trí là mang phong cách phương đông. Mái lợp nhìn thoáng qua, tôi tưởng là ngói âm dương, nhưng xem kỹ thì thấy hết sức độc đáo: tấm ngói ngửa rộng, tấm ngói úp hẹp, tạo ra một rãnh thoát nước. Đạo diễn Annoud như một phù thủy: biến ngôi nhà kiểu Pháp thành ngôi nhà người Hoa đặc sệt mà không để lại dấu vết đục đẽo.
Thềm nhà kiểu Pháp cao 1 m, có 4 cầu thang dẫn lên xếp theo hình cánh cung, trong đó có 2 cầu thang phụ dẫn lên 2 chái, hết sức hài hòa và đẹp mắt.
Bước vào đại sảnh, đập vào mắt tôi là ngay chính giữa, chỗ trang trọng nhất, nơi đặt bàn thờ tổ tiên lại có 1 bài vị "Đông trù tư mệnh, phúc đức chính thần", là chữ Hán duy nhất trong nhà. Đây là bài vị thổ công, tài thần, theo phong tục phải đặt ở bếp hoặc dưới đất mới phải, chẳng hiểu từ khi nào đã "vung lên làm chủ"? Tôi mang thắc mắc này hỏi bà Hiền, nữ chủ nhân đời thứ 6 nhà họ Dương. Bà Hiền trạc ngoài 60, nói giọng Nam bộ ngọt ngào, là giáo viên về hưu. Bà hơi lúng túng trong giây lát, rồi cho biết tôi là người đầu tiên chỉ ra sai sót này; bà chỉ vào hương án trước tủ thờ, nói là khi có giỗ chạp thì cúng tại đây. Tôi ngán ngẩm, chữ Hán là tiếng Việt cổ, họ Dương là vọng tộc, chẳng lẽ không đọc thông chữ Hán đơn giản trên bàn thờ?
Nội thất là kết cấu gỗ, có 6 cây cột gỗ lim to bằng bắp đùi. Khác với truyền thống kiến trúc Việt Nam "mặc áo, đi hia, không đội mũ", trên có chùm đèn trang trí mang phong cách Pháo thế kỷ 19. Trong phòng khách nổi bật nhất là bên tay mặt có bộ sâp gụ đen bóng, nhưng tiếc là mặt sập là 2 mảnh ghép lại. Chính giữa là bộ sofa kiểu Louis, ngoài ra còn có 3 bộ salon mặt đá trở từ Vân Nam Trung Quốc qua.
Chủ nhân là người sưu tầm đồ cổ có hạng, giữa phòng trưng một lọ độc bình men sứ xanh đời Khang Hy, trong tủ cũng có nhiều đồ cổ, tiếc rằng thời gian đã xế chiều, tôi không thưởng ngoạn được. Trên tường treo đủ loại bằng khen, giấy chứng nhận, trong đó có giấy chứng nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, nhưng chủ nhân cũng không phóng to và đặt ở chỗ nổi bật nhất, khiến tôi cảm nhận được ý vị đùa giỡn với đời của chủ nhân.
Nhà xưa Bình Thủy còn nổi tiếng bởi vì đã bén duyên với nền nghệ thuật thứ 7, có khoảng 10 bộ phim quay tại đây. "Người đẹp Tây Đô" đã đưa Việt Trinh lên đỉnh cao tài năng,"Những nẻo đường phù sa" đã tạo danh tiếng cho Tăng Thanh Hà trên con đường danh vọng....
Trong phim "Người tình", tuy cảnh trong ngôi nhà xưa chỉ quay chừng 8 phút, nhưng đạo diễn Annaud đã đóng quân ở đây đúng 1 tuần, nói lên thái độ lao động nghiêm túc của ông. Sau này, đạo diễn.Annaud hồi tưởng lại, những ngày ở tại nhà cổ Bình Thủy là ngày rất đẹp trong cuộc đời làm phim của ông. Ông cũng đã quay ngoại cảnh ngôi nhà cổ họ Huỳnh chính gốc ở Sa Đéc, nhưng ngôi nhà họ Huỳnh lúc đó là trụ sở công an phường, nên khó cho ông rất nhiều; còn nhà cỗ họ Dương, vẫn thuộc chủ quyền tư nhân, nên đã giành cho ông mọi sự ưu ái Ở một góc đại sảnh đã lồng kính treo lên tường những tài liệu cắt từ báo về phim "Người tình", cùng với thư cảm ơn của ông Annaud viết bằng tiếng Pháp.
Nhà xưa còn nổi tiếng về hoa lan,"Vườn lan Bình Thủy" cũng là cái tên quen thuộc của dân địa phương. Truyền nhân thứ 5 họ Dương, ông Dương Văn Ngôn là người si mê hoa lan, ông đã sưu tầm kỳ hoa dị thảo khắp nơi, truyền cho đến ngày nay. Ngôi nhà xưa có diên tích khuôn viên 8.000㎡, chia thành 3 khu trước, giữa và sau, chỉ có khu nhà trước là mở cửa cho khách tham quan, khu trước và khu giữa có lan can ngăn cách, vùng đất trống khu giữa trăm hoa đua tài khoe sắc.
Từ biệt "Người tình", tôi chìm đắm trong nỗi ưu tư hoài cổ, liền đề câu đối vào sổ lưu bút, tặng những bậc kỳ lão uyên thâm trong gia đình họ Dương:
"Gió thu rì rào, hoài cổ tìm nơi thăm nhà cổ
Sông nước cuồn cuộn, mối tình khó chắp nhớ "Người tình".
Lữ Khách - Ảnh: Tachcaphe