Nhìn thân hình gọn gàng, rắn chắc, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát của ông, không ai có thể tin tết này ông tròn 90 tuổi. Vẫn đều đặn một mình chạy xe máy hàng trăm cây số từ sài gòn đi Vũng Tàu, Đà Lạt thăm bạn bè. Những bài viết gần đây của ông trên báo vẫn sắc sảo, chặt chẽ.
Trong câu chuyện với chúng tôi, ông thể hiện kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực và trí nhớ truyệt vời. ông cường tráng ở cả cơ thể lẫn tinh thần. Bằng tất cả sự kính nể, cảm phục, xin mạo muội gọi ông là "chàng trai" tuổi 90.
Tuyên ngôn của người cầm bút
Khi còn nhỏ, tôi đã say mê đọc tác phẩm Tiếng hú trên đỉnh non chà Hóc của nhà văn Vũ Hạnh được đăng nhiều kỳ trên Tạp chí Thiếu Nhi, xuất bản ở Sài Gòn trước năm 1975. Mãi đến đầu năm 1992, khi về làm việc tại Báo CATP, tôi mới may mắn được gặp ông. Từ đó đến nay đã 23 năm, ông vẫn như ngày đầu tôi gặp - giản dị và khỏe mạnh. Hình như ông "quên" già, hay "cái già quên đeo đuổi để ông cứ mãi trẻ trung, cuốn hút như các tác phẩm nổi tiếng của ông.
Người Việt cao quý (NVCQ) là tập tiểu luận được Vũ Hạnh viết năm 1905 dưới bút danh của một người nước ngoài A.pazzi. Cuốn sách này nổi tiếng đến mức "...sau ngày đất nước thống nhất, Tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn vào TPHCM đã hỏi ông Trần Trọng Tân "Tác giả người Ý nào viết NVCQ khá quá". Ông Trần Trọng Tân trả lời: "Ông người Ý ấy là cơ sở nội thành, tên Vũ Hạnh... Chiều mồng một Tết Nhâm Thân (1992), TBT Đỗ Mười nhân chuyến công tác tại TPHCM đã đến thăm, chúc Tết gia đình nhà văn Vũ Hạnh. TBT Đỗ Mười vui vẻ cho biết đã đọc sách NVCQ, rất thích thú"... (trích trong số báo Văn nghệ TPHCM số kỷ niệm 8-3-1992). Một nhà văn có tác phẩm được cả hai nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước ở hai thời kỳ trước và sau khi kết thúc chiến tranh đọc và khen... đủ nói lên tầm cỡ của tác giả và giá trị tác phẩm. Đó cũng chính là lý do để NVCQ được tái bản đến 53 lần, chưa kể in lậu.
Bạn đọc nhiều thế hệ còn nhớ đến Vũ Hạnh qua những tác phẩm nổi tiếng khác của ông như: Người chủ tiệm (kịch), Một giấc chiêm bao (kịch), Thưa biết rồi (kịch), Đọc lại Truyện Kiều (tiểu luận), Cô gái Xà Niêng (truyện dài), Lửa rừng (tiểu thuyết), Chất Ngọc (truyện ngắn), Vượt thác (truyện ngắn)...
Trong câu chuyện với chúng tôi, nhà văn Vũ Hạnh cho biết ông tên thật là Nguyễn Đức Dũng, SN 1926 tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình Nho học giàu có (ông là cháu ngoại của tiến sĩ Phan Quang - một trong "Ngũ phụng tề phi" ở đất Quảng), ở quê ông thời đó lưu truyền câu ca "Ngồi buồn nói chuyện sang đàng. Ngó xuống chợ được thấy ông Tú Lang làm giàu". Ông Tú Lang là thân sinh nhà văn Vũ Hạnh. Nhưng khi Vũ Hạnh lớn lên, gia đình đã khánh kiệt, ông phải bươn chải kiếm sống và lo thuốc thang cho người cha bị lao phổi. Ông kể: "Cha tôi phải ăn riêng, thấy ông buồn nên tôi nghĩ ra cách ăn đũa hai đầu để ông cùng ngồi chung mâm với gia đình. Sau này đi hoạt động cách mạng tôi mang theo thói quen này, nhiều người thấy hợp lý nên làm theo và truyền mãi đến sau này...".
Suýt trở thành…Bộ trưởng
Cộng tác viên “lớn” năm thời tổng biên tập
Nhà văn Vũ Hạnh là cộng tác viên (CTV) "thọ" nhất ở Báo CATP. Ông đóng góp bài vở từ những năm đầu giải phóng, khi tờ báo còn là bản tin nội bộ, đến nay vẫn gửi bài đều đặn. Nhớ khi ông ngòai 70 tuổi vẫn thản nhiên đi bộ đường rừng, vượt suối, leo núi suốt 3 ngày 2 đêm để tìm lại một cái hang mà CHAMALÉ RÁ (dân tộc Raglai, SN 1944 ở Bác Ái - Ninh Thuận) đã sống cô độc trong rừng sâu suốt 18 năm. Ông đã leo lên đỉnh Chill Sala cao hơn mặt biển 1.400m để chụp ảnh, quan sát, ghi chép đời sống hoang dã như thời nguyên thủy và tổ ấm của "Robinson Việt Nam". Sau đó ông về viết loạt bài gần 20 kỳ đăng trên Báo CATP về nhân vật đặc biệt này. Trước đó hơn 20 năm, tức vào năm 1973, ông đã có tác phẩm văn học nổi tiếng Cô gái Xà Niêng với nhân vật chính cũng có cuộc sống tách biệt với xã hội và văn minh như CHAMALÉ RÁ.
Nhà văn Vũ Hạnh là cộng tác viên (CTV) hiếm hoi và có thể là duy nhất đã cộng tác qua 5 đời tổng biên tập: Nguyễn Anh Linh, Huỳnh Bá Thành, Hà Phi Long, Đặng Xuân Dũng và nay là Trần Trọng Dũng. Ban biên tập các thời kỳ đều quý trọng ông, đặt ông viết những bài quan trọng, kén tác giả. Ông điềm đạm, nho nhã, giản dị nên dù là CTV lớn vẫn chan hòa, ân cần với từng nhân viên, phóng viên của báo. Ông sống có nhân cách, không vồ vập lợi danh, không hạ mình để đánh đổi địa vị. Ông là nhân sĩ được lãnh đạo cao nhất của đất nước nhiều thời kỳ tôn trọng cũng vì cái tài, cái tâm và nhân cách xứng tầm với một nhà văn lớn như thế.
Không thể nói hết được sự nghiệp hơn 60 năm của một nhà văn yêu nước đã chọn văn học làm vũ khí đấu tranh, không thể kể hết những đoạn trường của một chiến sĩ cách mạng hoạt động âm thầm trong lòng địch suốt mấy mươi năm và 5 lần bị đày đọa trong lao tù; không thể liệt kê, phân tích đầy đủ những giá trị tiềm tàng trong khối tác phẩm đồ sộ thuộc nhiều thể loại của ông... Bài báo còn rất nhiều thiếu sót, vụng về này xin thay lời kính chúc tốt lành nhân dịp xuân về, mừng bậc trưởng lão Vũ Hạnh tròn tuổi 90.
Long Vân / Công An TPHCM