Bộ Tài chính cho biết đã đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, đồng thời cũng rà soát kỹ tác động của việc tăng học phí.

Nhà nước sẽ định giá sách giáo khoa, theo dõi việc tăng học phí

Tuyết Nhung | 21/07/2022, 15:10

Bộ Tài chính cho biết đã đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, đồng thời cũng rà soát kỹ tác động của việc tăng học phí.

Trong bối cảnh hiện nay, quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là việc tăng giá bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào (đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục, y tế) phải được cân nhắc thận trọng, đánh giá tác động kỹ càng trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định, tránh tác động gây ra lạm phát.

hoc-sinh.jpg

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết những tháng đầu năm giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục được giữ ổn định, hiện những nội dung phải điều chỉnh theo lộ trình vẫn đang được Bộ Y tế nghiên cứu để triển khai theo quy định.

Hiện nay, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng không có thẻ BHYT đã thực hiện theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/người/tháng. Vừa qua, Bộ Y tế đã rà soát, lọc bớt từ 18.589 nhóm dịch vụ kỹ thuật trước đây còn 10.415 nhóm dịch vụ kỹ thuật thuộc 30 chuyên ngành khác nhau và gom thành 3.240 nhóm dịch vụ kỹ thuật để xây dựng giá.

Hiện bộ vẫn tiếp tục khảo sát 3.240 nhóm dịch vụ kỹ thuật này để đề xuất số nhóm kỹ thuật cần: xây dựng giá bổ sung nếu chưa có, cập nhật lại giá nếu giá hoặc định mức kinh tế kỹ thuật không còn phù hợp, dự kiến hết năm 2022 mới hoàn thành xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và thực hiện khảo sát xây dựng giá dịch vụ.

Theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì trong năm 2021 hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá).

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Chính phủ đang có chủ trương chưa thực hiện điều chỉnh giá để không ảnh hưởng đến người dân. Bộ Y tế cũng đề xuất trong năm 2022 chưa thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bước 3 (tính chi phí quản lý) và bước 4 (tính chi phí khấu hao và chi phí khác) vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Để đảm báo tính kế thừa, thống nhất, khả thi triển khai và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, công tác quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám chữa bệnh trong thời gian tới, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động của chính sách dự kiến đề xuất, những mục tiêu, nội dung sẽ đạt được, để có cơ sở sửa đổi hoàn thiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và Luật Giá (sửa đổi).

Đưa sách giáo khoa vào danh mục do Nhà nước định giá

Hiện giá sách giáo khoa được quản lý giá theo quy định tại Luật Giáo dục, Luật Giá, theo đó giá sách giáo khoa thuộc danh mục mặt hàng thực hiện kê khai giá, không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá.

Trong năm học 2022-2023, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo thực hiện tiếp nhận kê khai giá sách giáo khoa và có văn bản đề nghị các đơn vị rà soát và triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí (đặc biệt là một số chi phí như chi phí quản lý, chi phí quảng bá sách, lợi nhuận...) nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, chia sẻ với người tiêu dùng. Đến nay, các đơn vị đã kê khai điều chỉnh giảm giá sách giáo khoa, mức giảm phổ biến trong khoảng từ 5 - 15% tùy từng loại sách.

Trước sức "nóng" của giá sách giáo khoa thời gian qua, nhằm kiểm soát, ngăn ngừa việc tăng giá vô tội vạ, giới chuyên gia cho rằng việc đưa mặt hàng này vào danh mục Nhà nước định giá là cần thiết.

Theo đó, Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Luật Giá sửa đổi, hiện đã đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa Nhà nước định giá và giao Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định giá sách giáo khoa gắn với các yêu cầu về kỹ thuật, chuyên môn để sách giáo khoa có giá cả hợp lý, đồng thời đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong giáo dục - đào tạo.

Trong khi chờ Luật Giá sửa đổi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo tiếp nhận, rà soát chặt chẽ văn bản kê khai giá theo quy định pháp luật để bình ổn giá sách giáo khoa.

Tổng cục Thống kê ước tính việc tăng giá sách giáo khoa sẽ tác động làm cho CPI bình quân cả nước năm 2022 tăng khoảng 0,05 điểm phần trăm.

Rà soát kỹ các tác động tăng học phí

Giá dịch vụ giáo dục (học phí) đang thực hiện theo quy định của Chính phủ, tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

Theo đó, Chính phủ quy định khung, trần học phí cho từng năm học. Các địa phương (Hội đồng nhân dân), đơn vị quyết định mức cụ thể học phí cho từng năm học trong phạm vi khung, trần học phí do Chính phủ quy định.

Trong tháng 6 vừa qua, một số trường đại học đã tuyên bố tăng học phí năm học 2022-2023 với mức tăng gấp đôi so với năm học trước đó.

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính theo đề xuất của Bộ giáo dục - Đào tạo đối với khung học phí năm học 2022-2023 giữ ổn định như năm học 2021-2022 và điều chỉnh học phí đối với giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên không quá 15%/năm, dự kiến nhóm dịch vụ giáo dục sẽ làm CPI năm 2022 tăng khoảng 0,14-0,16 điểm phần trăm.

Trước biến động tăng của chỉ số giá tiêu dùng tăng theo giá xăng và lo ngại việc tăng giá tác động lên lạm phát, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí, nhất là tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.

Trước tình hình trên, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí, nhất là tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, kịp thời đề xuất phương án phù hợp, khoa học, hiệu quả, sát với thực tiễn.

Bài liên quan
TP.HCM lý giải việc tăng mạnh học phí ở các cấp từ năm học tới
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa công bố dự thảo ban hành Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà nước sẽ định giá sách giáo khoa, theo dõi việc tăng học phí