Do sự thay đổi của ngành công nghiệp và biến đổi khí hậu, nhà nông bang Vermont (Mỹ) lâu nay nuôi bò sữa đã chuyển sang nuôi tôm, dê, trồng nghệ tây, lúa mì...

Nhà nông Mỹ chuyển đổi từ nuôi bò sữa sang nuôi tôm

Bảo Vĩnh | 12/12/2022, 11:39

Do sự thay đổi của ngành công nghiệp và biến đổi khí hậu, nhà nông bang Vermont (Mỹ) lâu nay nuôi bò sữa đã chuyển sang nuôi tôm, dê, trồng nghệ tây, lúa mì...

Đánh giá Khí hậu năm 2021 của Đại học Vermont cho thấy, nhiệt độ trung bình của bang đã nóng lên, lượng mưa đã tăng 21% ở mức đáng báo động kể từ năm 1900. Nhiệt độ mùa đông đã tăng nhanh gấp 2,5 lần so với nhiệt độ trung bình hàng năm, và tình trạng lạnh giá của bang kéo dài thêm 3 tuần kể từ năm 1960.

Các chuyên gia dự đoán sẽ có nhiều lũ lụt và hạn hán hơn, ảnh hưởng đến việc phát triển của các loại cây trồng và khiến nông dân chăn nuôi bò sữa của bang Vermont đau đầu thêm.

Tuy nhiên, đã nổi lên một thế hệ “các nhà kinh doanh nông nghiệp” mới - thường là những người trẻ tuổi, đôi khi là những người lần đầu làm nông dân, nhiều phụ nữ hoặc người da màu - đang lao vào thử nghiệm những cách làm nông mới. Và theo thời gian, những nhà nông mới này cùng cách làm nông nghiệp của họ có khả năng thay đổi bản sắc của một bang kinh tế nông nghiệp từ nhiều thế hệ.

Cơ sở nuôi tôm đầu tiên của Vermont, Sweet Sound Aquaculture được lập trong một trại bò sữa cũ. John Brawley cho biết, mỗi tuần ông thu hoạch hơn 54 kg tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương từ các hồ nước mặn.

Mục tiêu của Brawley là sản xuất tôm địa phương, loại hải sản phổ biến thứ hai ở Mỹ, tại một bang không giáp biển, theo cách thân thiện với môi trường. Brawley nói: “Đây là cách hiệu quả, bền vững, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ nền kinh tế địa phương”.

Hiện tại, Brawley làm tất cả mọi việc, như kiểm tra lượng oxy và độ pH của các hồ nuôi tôm. Kinh phí để có hơn 45 kg tôm/tuần, vào khoảng 6-9 USD.  

nha-nong-my-bo-nuoi-bo-sua.jpg
Nhà nông John Brawley kiểm tra tôm trong hồ - Ảnh: Washington Post

Nhà nông chuyển sang nuôi dê

Bò sữa từng chiếm 70% nền kinh tế nông nghiệp của Vermont. Nhưng số lượng trang trại bò sữa ở bang này đã giảm từ hơn 4.000 vào năm 1969 xuống còn dưới 600 vào năm 2021, do các hoạt động quy mô nhỏ của bang bị thua lỗ trước các dự án kinh doanh rộng lớn ở California. Nhiệt độ cao hơn cũng góp phần vào sự thay đổi, khiến bò ăn ít hơn và sản xuất được ít sữa hơn.

Vào năm 2020, hợp tác xã nuôi bò sữa - mà gia đình Jones tham gia- đã yêu cầu tất cả các thành viên cắt giảm sản lượng sữa xuống còn 85% công suất và bán phá giá phần còn lại để giữ giá sữa không tăng.

Lý do: Các nhà hàng và trường học không mua sữa khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Cùng lúc, thức ăn chăn nuôi, giá vận chuyển, thậm chí, chi phí xử lý phân chuồng tăng vọt, một phần do hạn hán và thời tiết cực đoan, liên quan biến đổi khí hậu.

Cách duy nhất có lãi là tăng quy mô đàn bò sữa lên 1.000 con  nhưng gia đình Jones không có đủ diện tích đất để chứa nhiều bò.

Vào tháng 4.2020, gia đình Jones đã bán 320 máy vắt sữa của họ cho một nông dân ở New York. Đó là một ngày buồn đối với cả gia đình, nhưng hai con trai Brian và Steven Jones, thế hệ thứ 5 trên mảnh đất này, đã lập Joneslan, trang trại dê lớn nhất Vermon, bán sữa dê cho công ty Vermont Creamery để làm pho mát.

Tại sao họ chọn nuôi dê? Phân của dê ở thể rắn chứ không phải lỏng, do đó không gây nhiều vấn đề về môi trường như phân bò, trong khi khí hậu của Vermont thuận lợi cho việc trồng cỏ khô - thức ăn cho dê. 

Áp dụng nông điện để trồng nghệ tây

Các nhà nghiên cứu nông nghiệp của bang đang tìm cách để nông dân có thể phòng ngừa mất mát, đa dạng hóa cây trồng có giá trị cao. Một trong những nông sản mới đầy triển vọng của Vermont là nghệ tây.

Mỹ nhập khẩu mỗi năm khoảng 16 triệu USD nhụy hoa nghệ tây nhỏ màu đỏ để tạo hương vị và màu sắc cho các loại thực phẩm, từ súp lơ đến món cơm risotto. Loại gia vị đắt đỏ nhất thế giới này thường được trồng theo cách truyền thống ở Iran và Tây Ban Nha, nhưng hiện có khoảng 200 nông dân đang trồng nghệ tây ở Vermont.

Khi khí hậu ở Vermont trở nên giống với khí hậu ở vùng đông bắc Iran, Arash Ghalehgolabbehbahani, một nhà nông học chuyên về nông nghiệp bền vững và đa dạng hóa cây trồng, và giáo sư nghiên cứu Margaret Skinner của Đại học Vermont đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Nghệ tây Bắc Mỹ ở Nam Burlington. Trung tâm tiên phong việc canh tác loại cây trồng sinh lợi này như một cách để các nông dân nhỏ lẻ ở Vermont mở rộng các lựa chọn.

Thông thường, những loài thực vật này được trồng dưới các tấm pin tạo năng lượng mặt trời. Đó là một lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp mới được gọi là “nông điện”, tận dụng trên cùng một vùng đất để thu hoạch năng lượng mặt trời và thực phẩm. Đôi khi, các tấm pin mặt trời nghiêng như những chiếc ô che nắng hoặc che mưa cho cây trồng trong một thế giới ngày càng chói chang nắng, hạn hán và mưa cực đoan ngày càng khắc nghiệt.

Nghệ tây được trồng vào cuối mùa hè, hoa màu tím nở vào tháng 10 và tháng 11 - sau khi hầu hết các loại cây trồng khác trong bang đã được thu hoạch. Người nông dân phải nhanh chóng hái những bông hoa và nhổ những sợi tơ đỏ tươi bên trong. Sau đó, chúng được sấy khô và cất giữ rồi bán.

Giáo sư Skinner nói: “Do biến đổi khí hậu, thách thức đối với người trồng trọt là điều kiện thời tiết khắc nghiệt không thể đoán trước, do vậy, việc đa dạng hóa rất quan trọng, và nghệ tây rất phù hợp với mô hình đó”.

Theo Washington Post
Copy Link
Bài liên quan
Vinamilk nhập 1.000 con bò sữa HF từ Mỹ về trang trại tại Lào
Ngày 6.7, Vinamilk tiếp nhận thành công 1.000 con bò sữa HF thuần chủng nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ về cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) để đưa về Trang trại Vinamilk Lao-Jagro tại cao nguyên Xiêng Khoảng (Lào).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà nông Mỹ chuyển đổi từ nuôi bò sữa sang nuôi tôm