Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Young Liu, Foxconn, đối tác hàng đầu của Apple, sẽ thực hiện cách tiếp cận phi tập trung để sản xuất ô tô điện.

Nhà lãnh đạo đối tác lớn nhất của Apple: 'Ô tô điện sẽ là iPhone mới'

Nhân Hoàng | 21/03/2021, 08:46

Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Young Liu, Foxconn, đối tác hàng đầu của Apple, sẽ thực hiện cách tiếp cận phi tập trung để sản xuất ô tô điện.

Foxconn (Đài Loan) là đối tác sản xuất lớn nhất của Apple, làm ra hơn 50% số lượng iPhone trên toàn thế giới. Ngoài ra, Foxconn còn sản xuất iPad, MacBook và các linh kiện, phụ kiện khác cho Apple.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Foxconn - Young Liu cho biết ô tô điện là sản phẩm lớn tiếp theo của nhà lắp ráp iPhone và rất có khả năng phát triển thành ngành kinh doanh lớn hơn điện tử.

Ông Young Liu là người đứng đầu mảng kinh doanh chất bán dẫn của Foxconn trước khi kế nhiệm Terry Gou làm Giám đốc điều hành vào năm 2019.

Tập đoàn Đài Loan đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ô tô điện ở Trung Quốc và Mỹ, thâm nhập vào phân khúc thị trường ô tô đang phát triển nhanh chóng, nơi các hãng công nghệ có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô truyền thống.

"Với ô tô điện, chúng tôi có cơ hội cạnh tranh vì không còn động cơ trên xe nữa. Không có động cơ, nếu bạn nhìn vào các thành phần quan trọng của hệ thống truyền lực, đó là bộ truyền động cùng nhiều thành phần bán dẫn", ông Young Liu Liu nói với trang Nikkei trong một cuộc phỏng vấn.

nha-lanh-dao-doi-tac-hang-dau-cua-apple-o-to-dien-se-lai-iphone-moi.jpg
Nền tảng MIH dành cho ô tô điện được Foxconn công bố tại sự kiện ở Đài Bắc vào tháng 10.2020.

Foxconn lần đầu tiên tiết lộ kế hoạch lắp ráp xe điện cho các nhà sản xuất ô tô vào tháng 10 năm ngoái. Công ty đã đặt mục tiêu chiếm 10% thị phần ô tô điện toàn cầu từ năm 2025 đến 2027. Thế nhưng, nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới không có kế hoạch tái tạo mô hình kinh doanh từng hoạt động cho smartphone và các thiết bị khác. Cách tiếp cận đó tập trung các nhà máy ở Trung Quốc và Đài Loan, vận chuyển hàng điện tử trên toàn thế giới.

Chúng tôi không dự đoán loại hình sản xuất tập trung tương tự này sẽ hoạt động. Chúng tôi nghĩ rằng sản xuất khu vực hóa hoặc phi tập trung sẽ là hướng đi cho ô tô điện", ông Young Liu nói.

Phi tập trung là quá trình mà trong đó các hoạt động của một tổ chức, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến lập kế hoạch và ra quyết định, được phân phối hoặc ủy thác thay vì tập trung vào một vị trí hoặc một nhóm trung tâm nắm quyền.

Ông Young Liu nói: “Ô tô rất lớn và khó vận chuyển. Chi phí vận chuyển cao hơn nhiều so với vận chuyển điện thoại di động".

Thay vào đó, Foxconn có kế hoạch tập trung sản xuất các thành phần cốt lõi ở một số nơi, bao gồm cả Đài Loan. Những bộ phận này sẽ được chuyển đến các trung tâm lắp ráp ô tô ở các nơi khác trên thế giới.

nha-lanh-dao-doi-tac-hang-dau-cua-apple-o-to-dien-se-lai-iphone-moi1.jpg
Ông Young Liu nói chuyện với các phóng viên tại Đài Loan vào ngày 16.3

Ông Young Liu cho biết chiếc ô tô điện đầu tiên do Foxconn sản xuất có thể sẽ được lắp ráp tại Trung Quốc dưới thương hiệu khởi nghiệp địa phương Byton. Foxconn đã thông báo cho Byton rằng nguồn cung sẽ bắt đầu vào năm tới.

Theo ông Young Liu, chiếc ô tô điện tiếp theo sẽ dành cho Fisker, thương hiệu Mỹ và có khả năng được sản xuất tại nước này. Hôm 16.3, Giám đốc điều hành Foxconn nói với các phóng viên rằng Mexico cũng là địa điểm tiềm năng để sản xuất ô tô điện.

Tháng 10 năm ngoái, Foxconn đã tiết lộ nền tảng EV mở của riêng mình có tên MIH, sẽ cung cấp cho các nhà phát triển và người bán ô tô điện.

Nền tảng MIH có thể tùy chỉnh - bao gồm khung gầm, kiến ​​trúc điện tử và hỗ trợ lái xe tự hành - được thiết kế để rút ngắn thời gian và nguồn lực mà các nhà sản xuất ô tô cần để sản xuất ô tô điện mới. Foxconn đã và đang mời các nhà cung cấp trong nhiều ngành công nghiệp tham gia vào liên minh dựa trên MIH mà công ty thành lập. Đến nay, liên minh đã thu hút hơn 700 công ty từ khắp nơi trên thế giới, gồm cả Qualcomm, MediaTek, Arm, AWS và STMicroelectronics, theo Foxconn.

Ông Young Liu cho biết 3 mẫu ô tô điện đầu tiên dựa trên nền tảng MIH sẽ gồm một xe buýt điện và hai xe chở khách cho thị trường Đài Loan, Trung Quốc.

Chủ tịch Foxconn cho hay: “Với nền tảng mở này, chúng tôi sẽ có thể cung cấp 80% phần cứng”.

Nền tảng MIH sẽ hạ thấp rào cản gia nhập với các công ty khởi nghiệp ô tô điện mới, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng cách mở rộng phạm vi kinh doanh ô tô điện ngoài lắp ráp, Foxconn mong muốn tăng cơ hội gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng ô tô.

Tập đoàn Đài Loan đã thể hiện sự cởi mở trong việc hợp tác với các đối tác bên ngoài trong lĩnh vực xe điện, bao gồm nhà sản xuất ô tô Đài Loan Yulon Motor.

Foxconn có kế hoạch làm cho MIH tương thích với lái ô tô tự hành và khu vực mà hãng này có đối tác với công ty khởi nghiệp Tier IV của Nhật Bản. Tier IV đang đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển một hệ điều hành mã nguồn mở để lái xe tự hành, được gọi là Autoware.

Chiếm khoảng 30% thị phần ô tô toàn cầu, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã tập trung nhiều nỗ lực vào động cơ xăng tiết kiệm nhiên liệu, ít phát thải và ô tô hybrid. Một số công ty coi sự thay đổi trên toàn thế giới với ô tô điện là mối đe dọa.

Ô tô hybrid, thường được gọi là xe lai hay xe lai điện, sử dụng hai nguồn động lực: Động cơ đốt trong và động cơ điện. Sự hoạt động của ô tô hybrid là sự kết hợp hoạt động giữa động cơ đốt trong và động cơ điện sao cho tối ưu.

Young Liu cho biết ông am hiểu về ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản.

Với hầu hết các nhà sản xuất ô tô truyền thống, họ đang theo dõi. Chúng tôi tin rằng một khi chúng tôi bắt đầu phân phối một số sản phẩm dựa trên nền tảng MIH, họ sẽ trở nên nghiêm túc hơn", ông nói thêm.

Bài liên quan
Chuyển hướng sang sản xuất ô tô điện, Honda bổ nhiệm chủ tịch mới
Honda Motor đã bổ nhiệm ông Toshihiro Mibe, giám đốc bộ phận nghiên cứu và phát triển của mình, làm chủ tịch mới khi tập đoàn Nhật Bản chuyển hướng sang sản xuất ô tô điện và nhiên liệu carbon trung tính.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà lãnh đạo đối tác lớn nhất của Apple: 'Ô tô điện sẽ là iPhone mới'