Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi, phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy chỉ là bệnh lý răng miệng thông thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý khi giao tiếp và trong công việc.

Nguyên nhân gây hôi miệng cần biết để tránh

16/05/2020, 05:56

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi, phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy chỉ là bệnh lý răng miệng thông thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý khi giao tiếp và trong công việc.

Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách để tránh hôi miệng - Ảnh: Internet

Vệ sinh răng miệng kém

Nguyên nhân gây hôi miệng này khá phổ biến ở trẻ em. Khi bạn không đánh răng, làm sạch kẽ răng hay làm sạch lưỡi sẽ khiến các hạt thức ăn vẫn còn lưu lại trong miệng. Vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy những phần thực phẩm còn sót lại và có thể gây ra mùi hôi. Ngoài ra, sự phát triển của vi khuẩn còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

Bạn mắc bệnh nha chu

Nguyên nhân gây hôi miệng do bệnh nha chu xảy ra khi bạn không loại bỏ mảng bám thức ăn ra khỏi răng. Theo thời gian, mảng bám cứng lại thành vôi răng và không thể bị loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường. Vôi răng có thể gây kích ứng nướu, tạo lỗ nhỏ hình thành ở khu vực giữa răng và nướu. Thực phẩm, vi khuẩn và mảng bám răng có thể tích tụ tại đó và gây ra mùi hôi miệng.

Do thực phẩm

Một số loại thực phẩm nặng mùi như sầu riêng; các loại mắm như: mắm ruốc, mắm tôm, mắm nêm...; hành, tỏi; các loại rau có mùi là nhóm thực phẩm khiến hơi thở nặng mùi.

Ngoài ra, việc sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê; đồ uống có gas như nước ngọt, thuốc lá, xì gà...trong thời gian dài cũng khiến khoang miệng có mùi khó chịu.

Thói quen hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá là nguyên nhân gây hôi miệng khá phổ biến, đặc biệt là ở nam giới. Tất cả các sản phẩm thuốc lá có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh việc khiến miệng bạn có mùi nặng khó chịu, chúng còn có thể làm hỏng mô nướu và gây ra bệnh nưới răng.

Khô vùng miệng

Nước bọt có chức năng giúp giữ cho miệng của bạn sạch sẽ bằng cách loại bỏ các hạt thức ăn gây hôi miệng. Khi khả năng sản xuất nước bọt bị suy giảm sẽ dẫn đến một tình trạng được gọi là xerostomia (chứng khô miệng), đây chính là nguyên nhân gây hôi miệng. Điều này thường xảy ra khi bạn ngủ thở bằng miệng, đó là lý do tại sao hầu hết mọi người thấy hơi thở của mình có mùi khó chịu mỗi khi thức dậy.

Các bệnh về dạ dày - ruột

Hôi miệng được xem là triệu chứng điển hình và thường xuyên của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng gây viêm loét dạ dày, và đây cũng là nguyên nhân của chứng hôi miệng.

Một số cách phòng ngừa hôi miệng mà bạn nên biết

- Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để lấy các thức ăn thừa trong kẽ răng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn.

- Thường xuyên vệ sinh bề mặt lưỡi.

- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách, tránh làm tổn thương bề mặt lưỡi, nướu và má trong.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

- Hạn chế dùng các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước ngọt... Từ bỏ thói quen hút thuốc lá hoặc xì gà.

- Khám tai, mũi, họng định kỳ để điều trị các căn bệnh về vòm họng, mũi – xoang,...

Khi có biểu hiện hôi miệng kèm theo triệu chứng đau ở các cơ quan khác trong cơ thể cần thăm khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

Quỳnh An (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguyên nhân gây hôi miệng cần biết để tránh