Tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện đang ở mức báo động. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện không chỉ có nguy cơ tử vong cao mà còn gây tốn kém tiền bạc cho gia đình và xã hội, nhưng ít ai biết rằng thủ phạm gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện chính là những người hàng ngày chăm sóc cho bệnh nhân.

Nguyên nhân chính của nhiễm khuẩn bệnh viện là nhân viên y tế

Hồ Quang | 07/09/2018, 19:33

Tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện đang ở mức báo động. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện không chỉ có nguy cơ tử vong cao mà còn gây tốn kém tiền bạc cho gia đình và xã hội, nhưng ít ai biết rằng thủ phạm gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện chính là những người hàng ngày chăm sóc cho bệnh nhân.

Tại hội nghị "Kiểm soát nhiễm khuẩn trong ngoại khoa” do Bệnh viện Bình Dân(TP.HCM) tổ chức hôm 7.9, nhiều chuyên gia cho biết tại Việt Nam nhiễm khuẩn vết mổ đang là vấn đề nhức nhối trong nhiễm khuẩn bệnh viện. Hiện nhiễm khuẩn vết mổ đang đứng thứ 2 trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện, chiếm khoảng15% đến 31% trong số các nhiễm khuẩn bệnh viện.

Nhiễm khuẩn vết mổ xảy ra trong vòng 30 ngày sau mổ, thường xảy ra vùng da hay vùng dưới da tại đường mổ. Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn vết mổ như: do vi khuẩn nội sinh, vi khuẩn từ môi trường phòng mổ, vi khuẩn từ bệnh nhân bệnh viện, ô nhiễm khuẩn kế cận, từ thiết bị cấy bên trong bệnh nhân...

Tác động của nhiễm khuẩn vếtmổ sẽ làm tăng gấp 2 đến 3 lần thời gian nằm viện; tăng gấp 5 khả năng bệnh nhân nhập viện lại; tăng sử dụng kháng sinh và tăng đề kháng; tăng chi phí điều trị; đặc biệt là tăng gấp 2 lần nguy cơ tử vong...

Tuy nhiên theo PGS.TS Nguyễn Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM có khoảng 40 đến 60% nhiễm khuẩn vết mổ có thể phòng tránh được.

“Để phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, trước khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân phải được kiểm soát nhiễm khuẩn, đặc biệt là tắm sát khuẩn,sát trùng vùng da trước phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật phải sát khuẩn tay phẫu thuật, dụng cụ vô khuẩn, kháng khuẩn. Sau khi phẫu thuật phải chăm sóc vết mổ, thay băng, giám sát thường xuyên”, bà Thư chia sẻ.

Trong khi đó, theo bác sĩ Phạm Hữu Đoàn, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn người bệnh, góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc, làm giảm tỷ lệnhiễm khuẩn bệnh viện, giảm chi phí điều trị và gia tăng uy tín cho bệnh viện.

Tuy nhiên thực tế cho thấy có một số lượng lớn điều dưỡng chưa nắm bắt về an toàn mũi tiêm, chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và các thao tác kiểm soát trong thực hành tiêm.

Cụ thể kết quả khảo sát mới đây cho thấy 55% nhân viên y tế chưa cập nhật thông tin về mũi tiêm an toàn liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn; phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và các thao tác kiểm soát trong thực hành tiêm (vệ sinh tay, mang găng, sử dụng kềm, phân loại và thu gom vật sắt nhọn sau tiêm, dùng tay đậy nắp kim sau tiêm…). Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguyên nhân chính của nhiễm khuẩn bệnh viện là nhân viên y tế