Từ trước đến nay, danh sách các nguyên mẫu đời thực của Siêu điệp viên 007 phong phú đến mức không thể nhớ hết. Có người còn cho rằng, nhân vật từng khiến cả thế giới ngưỡng mộ này chỉ là hư cấu. Nhưng mới đây, tờ DM công bố, hình mẫu của điệp viên 007 chính là một nhân viên tình báo trong Thế chiến II. Chính là một điệp viên có thực, dũng cảm trước kẻ thù và hào hoa quyến rũ đối với tất thảy phụ nữ.

Nguyên mẫu ngoài đời thực của Siêu điệp viên 007

Một Thế Giới | 26/10/2014, 11:05

Từ trước đến nay, danh sách các nguyên mẫu đời thực của Siêu điệp viên 007 phong phú đến mức không thể nhớ hết. Có người còn cho rằng, nhân vật từng khiến cả thế giới ngưỡng mộ này chỉ là hư cấu. Nhưng mới đây, tờ DM công bố, hình mẫu của điệp viên 007 chính là một nhân viên tình báo trong Thế chiến II. Chính là một điệp viên có thực, dũng cảm trước kẻ thù và hào hoa quyến rũ đối với tất thảy phụ nữ.

Thực hư nguyên mẫu ngoài đời

Theo công bố mới này, hình mẫu có thật của của điệp viên 007 là một nhân viên tình báo trong Thế chiến II, người đã từng đối đầu với những kẻ thù tàn bạo nhất và cũng luôn quyến rũ phụ nữ bằng vẻ đẹp trai, hào hoa.
Chính nhân vật bí ẩn này đã truyền cảm hứng cho nhà văn Fleming sáng tạo nên nhân vật James Bond. Danh tính của ông trước nay vẫn là một điều bí mật trong suốt hàng thập kỷ qua bởi tác giả Ian Fleming luôn muốn hình ảnh James Bond chứa đựng nhiều bí ẩn đối với người xem. Nhưng trước đó, đã có nhiều ý kiến cho rằng, hình mẫu điệp viên 007 có rất nhiều. Ngay cả tác giả cuốn sách, vì muốn tạo sự hiếu kỳ, chú ý nên luôn úp mở về nguyên mẫu ngoài đời thực…

Theo những nghiên cứu thì, người đầu tiên trong số các nguyên mẫu của James Bond, tất nhiên là bản thân Ian Fleming (người khai sinh ra nhân vật James Bond). Nhà văn này đã xây dựng cho nhân vật của mình cấp bậc quân sự, loại binh chủng, chiều cao, màu mắt, kiểu tóc, sở thích uống cà phê, hút thuốc lá, ăn trứng, mặc áo sơ mi cộc tay, thú hưởng lạc và óc hài hước. Tuy nhiên, về ngoại hình của siêu điệp viên James Bond có nhiều chuyện rất thú vị, bởi Bond rất giống nhạc sĩ, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ Hoaga Carlmichael, người thường được nhắc đến trong các cuốn tiểu thuyết “Sòng bạc Hoàng gia” “Moonraker – cuộc chiến giữa rừng Amazon”.
Nguyen mau ngoai doi thuc cua Sieu diep vien 007
 Tác giả Ian Fleming (1908-1964) – Nhà báo, nhà văn, cựu điệp viên tình báo Anh

James Bond của Fleming là người ham thích phụ nữ. Nhiều nhà Fleming học tin tưởng rằng khi sáng tạo ra tính cách này cho nhân vật của mình, nhà văn đã lấy cảm hứng từ “điệp viên hai mang” Dushko Popov, người từng làm việc cho cơ quan phản gián MI-5 của anh. Anh chàng người Serbia đẹp trai, có học vấn, lịch sự và cực kỳ hấp dẫn này đã bao lần đánh lừa bọn Đức một cách ngoạn mục trong thời gian chiến tranh, và được coi là một cộng sự tích cực của các sĩ quan phản gián Anh. Dushko Popov nổi tiếng bởi vô số những cuộc phiêu lưu tình ái và những hiểu biết sâu sắc về các loại rượu. Được biết, ít ra là mỗi năm anh đến Paris sống một tháng cùng những phụ nữ cực kỳ xinh đẹp và quyến rũ.

Trong các tác phẩm, Fleming không ngừng trang bị cho nhân vật của mình những thiết bị kỹ thuật tuyệt vời đã nhiều lần cứu giúp Bond. Rất có thể, bằng tình tiết này các cuốn tiểu thuyết phải chịu ơn tình bạn của tác giả với nhà sáng chế, nhà nhiếp ảnh và phi công người Australia Sidney Cotton. Sidney Cotton trở thành phi công của lực lượng Không quân Hoàng gia Anh khi ông 21 tuổi. Hai năm sau Sidney Cotton phát minh ra bộ áo liền quần đầu tiên cho phi công mà ở Anh nhiều năm liền được gọi là “sidcot”, theo tên của nhà sáng chế. Trước chiến tranh ông đã chụp ảnh từ trên không xuống các căn cứ quân sự của phát xít Đức và tự tay mình hoàn thiện các thiết bị chụp ảnh. Hơn thế nữa, ông đã học được cách cải trang chúng rất khéo léo.

 Sự thật được hé lộ

Nhưng sau nhiều năm tìm hiểu thông tin và những cuộc tranh cãi xung quanh việc ai là hình mẫu mà Ian Fleming đã dựa vào để xây dựng nên nhân vật James Bond, cuối cùng chúng ta đã có lời giải đáp. Ông là một trong những điệp viên tình báo tài giỏi nhất của Anh trong Thế chiến II, trung tá không quân “Tommy” Yeo-Thomas, người đã truyền cảm hứng để tạo nên nhân vật điệp viên 007. Theo nghiên cứu về tiểu sử của Yeo-Thomas, người ta nhận thấy, nhân vật này cũng giống như Bond, lạnh lùng tiêu diệt mọi kẻ thù nhưng lại vô cùng nóng bỏng đối với các cô gái.
Nguyen mau ngoai doi thuc cua Sieu diep vien 007
Trung tá tình báo không quân “Tommy” Yeo-Thomas 

Và thực tế rất nhiều sự kiện có thật xảy ra trong cuộc đời Yeo-Thomas đã được đưa vào những cuốn tiểu thuyết của Fleming. Yeo-Thomas có mật hiệu là “White Rabbit” (Thỏ trắng) đã từng trên ba lần nhảy dù xuống nước Pháp đang bị chiếm đóng để thu thập thông tin và đến lần thứ tư thì ông bị lộ rồi bị bắt giam bởi bọn mật vụ của Đức quốc xã.

Ông bị đưa tới trại tập trung lớn Buchenwald nhưng trên đường di chuyển ông đã tẩu thoát thành công và tìm được về với quân Đồng minh. Nhà sử học Sophie Jackon đã tìm ra mối liên hệ giữa Yeo-Thomas và James Bond gần đây khi tìm ra những tài liệu lưu trữ tại Cục lưu trữ Quốc gia Anh. Hồ sơ về điệp viên tình báo Yeo-Thomas bao gồm cả một bản thông báo viết từ tháng 5/1945 bởi chính nhà văn Ian Fleming, trong đó Fleming – lúc này cũng đang hoạt động trong lực lượng tình báo đã báo cáo về cho các đồng đội rằng Yeo-Thomas đã tẩu thoát thành công. Bức hình được chụp năm 1946 khi Yeo-Thomas 44  tuổi. Yeo-Thomas được biết tới là một đặc vụ tài ba và cũng rất hấp dẫn đối với phụ nữ, giống hệt như nhân vật James Bond.

Yeo-Thomas là trung tá tình báo không quân còn Fleming là nhân viên tình báo hải quân, họ thuộc những đơn vị khác nhau nhưng lần đầu tiên mối liên hệ giữa họ được chứng thực. Trong cuộc đời chinh chiến của mình, Yeo-Thomas đã yêu một người phụ nữ và chung sống với cô. Người phụ nữ đó tên là Barbara, hai người gặp nhau trong chiến tranh và yêu nhau trong bom đạn. Tuy vậy, Yeo-Thomas không thể li dị người vợ cũ tên là Lilian vì khi đó Lilian sống ở Pháp trong vòng vây chiếm đóng của Đức quốc xã.

Những thành công rực rỡ của điệp viên Yeo-Thomas trong chiến tranh tuy vậy cũng có những mất mát của nó. Được biết sau khi chiến tranh kết thúc ông gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý, thường mơ thấy ác mộng, sức khỏe suy sụp và qua đời năm 1964 ở tuổi 62.

Theo An Lạc/ Pháp Luật & Xã hội

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguyên mẫu ngoài đời thực của Siêu điệp viên 007