Động thái đình chỉ hoạt động tại Nga vì cuộc chiến ở Ukraine của loạt công ty công nghệ phương Tây như Apple, Google, Microsoft khiến người tiêu dùng Trung Quốc lo ngại họ sẽ gánh chịu nếu xảy ra việc Bắc Kinh thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.

Người Trung Quốc lo ngại bị phương Tây tẩy chay về công nghệ như với Nga

Cẩm Bình | 03/07/2022, 15:33

Động thái đình chỉ hoạt động tại Nga vì cuộc chiến ở Ukraine của loạt công ty công nghệ phương Tây như Apple, Google, Microsoft khiến người tiêu dùng Trung Quốc lo ngại họ sẽ gánh chịu nếu xảy ra việc Bắc Kinh thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.

Sự lo ngại tập trung vào Apple. Công ty này đã ngừng xuất khẩu sản phẩm lẫn cung cấp dịch vụ, gỡ bỏ ứng dụng đọc tin của 2 đơn vị truyền thông Nga RT và Sputnik News khỏi kho ứng dụng Apple Store.

Cuộc chiến ở Ukraine cùng phản ứng toàn cầu được theo dõi chặt chẽ tại châu Á, nơi tồn tại căng thẳng lâu dài giữa Trung Quốc với Đài Loan. Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố thống nhất là điều tất yếu, không loại bỏ khả năng bằng vũ lực.

Nhưng giới chức Trung Quốc bác bỏ sự so sánh Đài Loan với Ukraine, bởi theo họ, Ukraine là quốc gia độc lập. Nhưng trên mạng tràn ngập lời chỉ trích động thái của Apple và kêu gọi Trung Quốc chuẩn bị đối phó tình huống tương tự.

“Nếu một ngày nào đó Trung Quốc quyết định thống nhất Đài Loan, ai có thể đảm bảo iPhone của chúng ta sẽ không bị ngừng hoạt động?”, một người dùng Zhihu (nền tảng hỏi đáp trực tuyến giống như Quora) viết.

Giới chuyên gia nhận định rất khó để Apple từ bỏ Trung Quốc vốn là trung tâm sản xuất lẫn thị trường lớn hàng đầu của công ty. Theo chuyên gia Kendra Schaefer thuộc nhóm nghiên cứu chính sách Trivium: “Tình hình rất khác so với những gì xảy ra tại Nga”.

Chuyên gia Schaefer chỉ ra Trung Quốc yêu cầu Apple và các công ty khác lưu trữ thông tin khách hàng Trung Quốc trong máy chủ đặt trong nước. Nếu rút khỏi thị trường này Apple không chỉ mất khách hàng mà còn mất cả dữ liệu khách hàng.

Trung Quốc đã theo đuổi chiến lược tự chủ về công nghệ từ trước lúc cuộc chiến ở Ukraine nổ ra. Vài năm gần đây chiến lược càng được đẩy mạnh khi Mỹ áp đặt hạn chế với các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei, ZTE bởi xem đó là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Nhưng giáo sư luật Angela Zhang (Đại học Hồng Kông) nhận định Trung Quốc có thể phải mất nhiều chục năm để đuổi kịp Mỹ và Đài Loan về chế tạo sản phẩm bán dẫn cùng các thiết bị điện tử thiết yếu khác.

“Đạt được khả năng tự chủ hoàn toàn một số công nghệ mạnh có chuỗi cung ứng dài và phức tạp là việc rất tốn kém, nếu không muốn nói là bất khả thi”, theo giáo sư Zhang.

Tình hình Nga gặp phải hiện tại càng khiến tiếng nói kêu gọi tự chủ công nghệ tại Trung Quốc thêm mạnh mẽ. Một người dùng Weibo bày tỏ: “Tôi thực sự lo lắng nếu có gì xảy ra thì Apple sẽ hủy kích hoạt điện thoại và dữ liệu của tôi. Chia tách về không nghệ là không thể tránh khỏi”.

Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Trung Quốc lo ngại bị phương Tây tẩy chay về công nghệ như với Nga