Đó là 1 trong 3 nghiên cứu đáng chú ý được công bố gần đây.

Người tiêm 2 mũi vắc xin có nguy cơ bị triệu chứng COVID-19 dai dẳng nếu nhiễm SARS-CoV-2

Sơn Vân | 25/11/2021, 07:33

Đó là 1 trong 3 nghiên cứu đáng chú ý được công bố gần đây.

Người tiêm 2 mũi vắc xin nhiễm SARS-CoV-2 vẫn có nguy cơ bị triệu chứng COVID-19 kéo dài

Dữ liệu mới cho thấy vắc xin có hiệu quả cao trong việc bảo vệ chống lại bệnh hiểm nghèo, nhưng không bảo vệ khỏi COVID-19 kéo dài ở những người bị nhiễm SARS-CoV-2 dù đã tiêm phòng đầy đủ.

Trong 6 tháng, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 9.479 người được tiêm vắc xin được chẩn đoán mắc COVID-19 và cùng một số bệnh nhân nhiễm vi rút SARS-CoV-2 chưa được tiêm chủng.

So với những bệnh nhân chưa tiêm vắc xin, những người nhiễm trùng đột phá (tiêm vắc xin đầy đủ vẫn nhiễm SARS-CoV-2) có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng của COVID-19 (chẳng hạn phải nhập viện chăm sóc đặc biệt, cần hỗ trợ thở hoặc phát triển cục máu đông ổ chân, phổi) thấp hơn nhiều, theo Maxime Taquet của Đại học Oxford.  Thế nhưng, các biến chứng khác của COVID-19, bao gồm các triệu chứng kéo, xảy ra với tỷ lệ tương tự bất kể tình trạng tiêm vắc xin, nhóm Maxime Taquet cho biết trong một bài đăng trên medRxiv trước khi được đánh giá đồng cấp.

Ở những người trên 60 tuổi nhiễm trùng đột phá, vắc xin bảo vệ chống lại các biến chứng COVID-19 gây suy nhược cơ thể hoặc có thể không, Maxime Taquet lưu ý.

Maxime Taquet nói: “Vắc xin vẫn là một cách tuyệt vời để ngăn ngừa bất kỳ biến chứng nào của COVID-19 (bao gồm cả COVID-19 kéo dài) vì chúng ngăn ngừa nhiễm trùng ngay từ đầu. Tuy nhiên, những phát hiện này cho thấy những người bị nhiễm SARS-CoV-2 dù đã được tiêm vắc xin nên vẫn cảnh giác về các biến chứng tiềm ẩn của bệnh tật".

ngiuoi-tiem-2-mui-vac-xin-nhiem-sars-cov-2-van-co-nguy-co-bi-trieu-chung-covid-19-dai-dang.jpg
Người tiêm 2 mũi vắc xin vẫn có nguy cơ bị triệu chứng COVID-19 kéo dài khi nhiễm SARS-CoV-2

Khả năng sống sót đã được cải thiện với bệnh nhân ung thư mắc COVID-19 ở châu Âu

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bệnh nhân ung thư châu Âu mắc COVID-19 có nhiều khả năng sống sót hơn so với trước đó trong đại dịch. Họ đã xem xét kết quả của hơn 2.600 bệnh nhân ung thư mắc COVID-19 được điều trị ở 6 quốc gia từ tháng 2.2020 đến tháng 2.2021 để tính toán tỷ lệ tử vong trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi chẩn đoán.

"Các nghiên cứu ban đầu về chủ đề này đã ghi nhận tỷ lệ tử vong dao động từ 30% đến 40% ở những bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong suốt quá trình của đại dịch, tỷ lệ tử vong đã giảm dần, ngay cả trước khi vắc xin được triển khai, giảm xuống một con số thấp nhất là 12,5% trong làn sóng dịch thứ hai ở châu Âu", Tiến sĩ David James Pinato của Đại học Hoàng gia London cho biết.

Các bệnh nhân ung thư được phát hiện sớm hơn trong đại dịch cũng có nhiều biến chứng COVID-19 hơn, nhóm của ông đã báo cáo trên tạp chí JAMA Oncology.

Các nhà nghiên cứu tin rằng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư được cải thiện không chỉ liên quan đến các phương pháp điều trị tốt hơn mà nhờ sự sẵn có các xét nghiệm COVID-19 tốt hơn giúp chẩn đoán sớm hơn.

David James Pinato nói những yếu tố này "là chìa khóa quan trọng trong việc cải thiện kết quả chung".

Người dùng thuốc kháng CD20 vẫn được vắc xin COVID-19 của Pfizer hay Moderna bảo vệ một phần

Những người dùng một nhóm thuốc gây hạn chế đáp ứng kháng thể với vắc xin COVID-19 mRNA từ Pfizer - BioNTech hoặc Moderna có thể nhận được sự bảo vệ bình thường từ một phần khác của hệ thống miễn dịch, theo vài nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh Truyền nhiễm Lâm sàng. Cụ thể là nhóm thuốc kháng CD20 được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, một số bệnh ung thư và các bệnh lý khác (chẳng hạn chẳng hạn như Rituxan của hãng Roche), ức chế hệ thống miễn dịch.

Những phát hiện mới mang lại một tia hy vọng rằng những bệnh nhân này có thể nhận được một số biện pháp bảo vệ từ vắc xin mRNA, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu đáp ứng với vắc xin mRNA ở 37 bệnh nhân dùng những loại thuốc này để điều trị bệnh thấp khớp hoặc bệnh đa xơ cứng, so sánh họ với 22 người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Chỉ khoảng 70% bệnh nhân phát triển kháng thể để đáp ứng với vắc xin mRNA và mức độ của họ thấp hơn đáng kể so với ở những người tình nguyện khỏe mạnh. Tuy nhiên, cả hai nhóm đều có mức tế bào miễn dịch ngang nhau (được gọi là tế bào T) có thể nhận biết và tấn công vi rút SARS-CoV-2.

Các nhà nghiên cứu viết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc kháng CD20 có thể gắn kết các đáp ứng mạnh mẽ của tế bào T với vắc xin mRNA”.

Quy mô của nghiên cứu "không cho phép chúng tôi đưa ra kết luận chắc chắn về việc bảo vệ khỏi COVID-19 nghiêm trọng ở những bệnh nhân này. Họ vẫn nên cảnh giác và bảo vệ mình để không bị nhiễm SARS-CoV-2", Tiến sĩ Christiane Eberhardt tại Đại học Geneva (Thụy Sĩ) nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người tiêm 2 mũi vắc xin có nguy cơ bị triệu chứng COVID-19 dai dẳng nếu nhiễm SARS-CoV-2