Theo Reuters ngày 14.7, tại Nhật Bản cũng sẽ có vụ “nhận chìm vật chất”, là vụ nhận chìm chất thải hạt nhân nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 xuống Thái Bình Dương, theo quyết định của chủ nhà máy, bất chấp sự phản đối của ngư dân địa phương.
Ngày 14.7, Chủ tịch Takashi Kawamura của Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) cho giới truyền thông nước ngoài biết: gần 777.000 tấn nước nhiễm tritium-chất thải rất khó tan trong nước-sẽ được đổ xuống Thái Bình Dương, như một phần nỗ lực phục hồi trị giá hàng tỉ USD cho nhà máy từng bị thảm họa năm 2011.
Năm đó, một cơn động đất đi kèm sóng thần ập vào Nhật Bản, làm chết 15.000 người và dẫn đến hàng loạt vụ tan chảy ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 (thuộc TEPCO) khiến gây phóng xạ toàn khu vực. Đây là một trong những vụ thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất của thế giới.
Dù công tác rửa sạch khu vực đạt nhiều tiến bộ, TEPCO chỉ mới giải quyết được sự tranh cãi, về việc nên làm gì với nguồn nước từng dùng làm mát các lòphản ứng của nhà máybị tổn hại,gây ra việc nguồn nước làm mát này bị nhiễm chất thải tritium.
Theo báo Japan Times, ông Kawamura nói: “Đã có quyết định. Lẽ ra chúng tôi phải quyết sớm hơn, và đó là trách nhiệm của TEPCO”.
Tritium liều lượng nhỏ thì tương đối vô hại với người. Năm ngoái, Chủ tịch cơ quan quản lý hạt nhân Nhật Bản Shunichi Tanaka nói với báo Guardian: tritium trong bồn chứa của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 “có tính phóng xạ rất yếu nên không thể thẩm thấu qua màng nhựa”.
Việc ‘nhận chìm vật chất thải’ nhiễm phóng xạ xuống biển vẫn thường là cách làm phổ biến của những nhà máy điện hạt nhân. Nhưng họ thường va phải sự chống đối của ngư dân địa phương, là những người nói chính lĩnh vực đánh cá đã phải chịu đựng quá nhiều hậu quả của vụ khủng hoảng môi trường từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Trong khi TEPCO và chính phủ Nhật Bản nói mức tritium thấp khó thể gây hại cho môi trường sinh thái và có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng hơn ngay tại nhà máy trên, nơi có 580 bồn chứa tritium, ngư dân vẫn nói vụ “nhận chìm chất thải độc hại sẽ tàn phá cuộc sống của họ”.
Hiện hàng chục quốc gia và Liên hiệp châu Âu (EU) cấm nhập khẩu một số loại cá từ Nhật Bản từ sau thảm họa hạt nhân Fukushima, và còn 33 nước tiếp tục cấm nhập, tính đến tháng 3.2017.
Quyết định “nhận chìm chất thải độc hại” của TEOCO cũng vấp phải sự phẫn nộ của các tổ chức chống hạt nhân, như Nhật Bản Xanh Hành động, một tổ chức được lập năm 1991 để “thúc đẩy một Nhật Bản phi hạt nhân”.
Lãnh đạo tổ chức này là bà Aileen Mioko-Smith, nói với báo The Telegraph: “Thảm họa này xảy ra hơn 6 năm trước, và lẽ ra chính quyền phải tư vấn cách hủy bỏ tritium thay vì chỉ tuyên bố sẽ nhận chìm chúng xuống biển. Họ nói nó sẽ an toàn vì biển rộng đủ sức pha nhạt, nhưng nó tạo ra tiền lệ cách nhận chìm chất thải này có thể được sao chép, nhất là cho phép bất kỳ ai nhận chìm chất thải hạt nhân xuống biển của chúng ta”.
Việc TEPCO đổ hàng đống tiền, cùng nhiều nỗ lực phục hồi nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đã là chủ đề tranh cãi, vì nhiều lý do. Vì nhiên liệu hạt nhân thải ra, nhiều khu vực nhà máy cũng bị nhiễm phóng xạ, thậm chí chất phóng xạ còn “giết” các robot được thiết kế đặc biệt để tồn tại trong môi trường nguy hiểm chết người này.
Hồi tháng 6, Công ty Toshiba (Nhật Bản) tuyên bố sẽ cử người máy “Cá Thái dương nhỏ” đến giám sát khu vực ngập nước của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Đây là khu vực mà chẳng có “anh người máy” nào có thể trở về, theo BBC.
Một số quan chức TEPCO đã bị đưa ra tòa xét xử, vì tội “cẩu thả” trong vụ thảm họa hạt nhân này.
Tỉnh Fukushima thì đang phục hồi sự sống, dù rất chậm. Trong khoảng 150.000 sơ tán, chỉ có 13% số người này trở về nhà. Chính phủ Nhật đang muốn số còn lại trở về, bằng cách hứa đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng Fukushima và ngưng trợ cấp cho người sơ tán cùng gia đình họ.
Bích Ngọc (theo Newsweek)