So với nhiều quốc gia khác, tỷ lệ tiêm phòng cúm ở Trung Quốc thấp một cách đáng kinh ngạc: Chỉ khoảng 2% dân số trong những năm gần đây, chỉ 7% người từ 65 tuổi trở lên (chiếm phần lớn số ca tử vong do cúm) vào mùa cúm 2018-2019. Số liệu WHO cho thấy tỷ lệ tiêm phòng ở Hàn Quốc lên đến 84%, Mexico 82%, Úc 73%, Brazil 72%, Mỹ cùng Anh đạt khoảng 70%.

Người dân Trung Quốc không tiêm phòng cúm vì thiếu tin tưởng vắc xin nước nhà

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 15/09/2020, 10:16

So với nhiều quốc gia khác, tỷ lệ tiêm phòng cúm ở Trung Quốc thấp một cách đáng kinh ngạc: Chỉ khoảng 2% dân số trong những năm gần đây, chỉ 7% người từ 65 tuổi trở lên (chiếm phần lớn số ca tử vong do cúm) vào mùa cúm 2018-2019. Số liệu WHO cho thấy tỷ lệ tiêm phòng ở Hàn Quốc lên đến 84%, Mexico 82%, Úc 73%, Brazil 72%, Mỹ cùng Anh đạt khoảng 70%.

Trước khi mùa cúm bắt đầu vào tháng 10, lập trình viên người Bắc Kinh Yi Jie quyết định tiêm phòng cúm. Yi trước đây chưa bao giờ tiêm dù công ty đứng ra chi trả, nhưng hiện cô đã gọi đến vài phòng khám đặt lịch hẹn: “Tôi luôn bận rộn. Năm nay thì khác, tôi phải tiêm phòng”.

Giới chức nước này khuyến nghị càng nhiều người tiêm phòng càng tốt, đặc biệt là đối tượng dân số dễ bị tổn thương như người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính. Cúm có thể làm phức tạp việc chẩn đoán COVID-19, khiến các bệnh khác trở nên trầm trọng hơn từ đó gây quá tải cho hệ thống y tế. Giám đốc Học viện Y liên hợp Bắc Kinh (PUMC) Vương Thần khẳng định: “Cách hiệu quả nhất để tránh hệ thống y tế rơi vào tê liệt là yêu cầu mọi người đi tiêm phòng cúm".

Tại Trung Quốc, cúm liên quan đến trung bình 88.100 ca tử vong vì bệnh hô hấp mỗi năm giai đoạn 2010-2011 và 2014-2015 - tương ứng 8,2% tổng số ca tử vong vì bệnh hô hấp, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa The Lancet vào tháng 9 năm ngoái (tác giả là chuyên gia Lý Lệ thuộc Trung tâm hợp tác WHO về Kiểm soát - Dịch tễ bệnh truyền nhiễm cùng 25 nhà nghiên cứu).

Vậy mà so với nhiều quốc gia khác, tỷ lệ tiêm phòng cúm ở Trung Quốc thấp một cách đáng kinh ngạc: Chỉ khoảng 2% dân số trong những năm gần đây, chỉ 7% người từ 65 tuổi trở lên (chiếm phần lớn số ca tử vong do cúm) vào mùa cúm 2018-2019. Số liệu WHO cho thấy tỷ lệ tiêm phòng ở Hàn Quốc lên đến 84%, Mexico 82%, Úc 73%, Brazil 72%, Mỹ cùng Anh đạt khoảng 70%.

Nguy cơ dịch chồng dịch - mùa cúm đến lúc COVID-19 còn hoành hành - đang hiển hiện - Ảnh: AP

Phó cục trưởng Tổng cục Quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Trung Quốc Trương Huy cuối tháng trước cho biết khoảng 30 triệu liều vắc xin cúm được phân phối tại nước này mỗi năm, năm nay cơ quan chức năng cung cấp đến 50 triệu liều. Nhưng thậm chí như vậy thì tỷ lệ tiêm phòng chỉ tăng nhẹ lên 3,57%. Nhiều người không thể vượt qua rào cản giá cả, khả năng tiếp cận cũng như hồi ức về hàng loạt bê bối dược phẩm trước đây.

Ở Trung Quốc, người dân đến bệnh viện và trả khoảng 100 Nhân dân tệ (14,60 USD) một mũi tiêm. Nước này kêu gọi nhóm nguy cơ cao tiêm phòng, vậy mà chỉ có vài thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến tổ chức chương trình tiêm vắc xin miễn phí cho người lớn tuổi cùng trẻ em, Hàng Châu hay Ninh Ba trả qua bảo hiểm y tế bắt cuộc, còn người dân hầu hết địa phương khác phải tự chi trả.

Cụ Xu Liang sống ở thành phố Vô Tích (tỉnh Giang Tô) chưa định tiêm phòng cúm: “Tôi nghe bạn bè thảo luận, nói rằng năm nay đặc biệt vì dịch COVID-19 hoành hành và người lớn tuổi là nhóm nguy cơ cao. Tuy nhiên 100 tệ quá đắt so với người về hưu như tôi, nó tương đương với khoản tiền mua thực phẩm 5 ngày của gia đình tôi”.

“Tôi không biết vắc xin cúm hiệu quả ra sao. Tôi cảm thấy nghi ngờ, tôi nhớ đã có nhiều thông tin về vắc xin kém chất lượng”, cụ Xu - bị cao huyết áp cùng các bệnh khác - nói thêm.

Bê bối dược phẩm mà đặc biệt là vắc xin liên tục xuất hiện ở Trung Quốc. Đầu năm ngoái, hàng trăm phụ huynh biểu tình trước trụ sở chính quyền thị trấn Kim Hồ (tỉnh Giang Tô) đề nghị làm rõ liệu con cái của họ có bị cho dùng vắc xin bại liệt quá hạn hay không. Đây là sản phẩm của Công ty Nghiên cứu sinh học Bắc Sinh, có hạn sử dụng hết tháng 12.2018 nhưng trung tâm y tế Lê Thành trong tháng 1.2019 vẫn cung cấp thứ vắc xin này.

Chấn động hơn, Công ty Kỹ thuật sinh học Trường Sinh (tỉnh Cát Lâm) bị phanh phui sử dụng nguyên liệu quá hạn, pha trộn thành phần hoạt tính không đúng quy trình, sửa đổi kết quả thí nghiệm vắc xin trên chuột trong giai đoạn sản xuất nguyên liệu gốc thành kết quả thí nghiệm sau khi sản xuất thành công vắc xin, làm giả giấy tờ, bán hàng trăm nghìn liều kém chất lượng ra thị trường.

Mất niềm tin vì hàng loạt bê bối trước đây, lập trình viên Yi muốn tiêm vắc xin cúm ngoại nhập hơn. Nhưng các phòng khám cô liên hệ đều thông báo sản phẩm nhập khẩu đều đã được đặt trước, Yi có thể phải chấp nhận tiêm vắc xin Trung Quốc.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân Trung Quốc không tiêm phòng cúm vì thiếu tin tưởng vắc xin nước nhà