Giữa tháng 7, giới chức Trung Quốc áp đặt phong tỏa với khu tự trị Tân Cương như một phần trong nỗ lực ngăn COVID-19 tái bùng phát.

Người dân Tân Cương phản đối kéo dài phong tỏa phòng dịch COVID-19

27/08/2020, 11:54

Giữa tháng 7, giới chức Trung Quốc áp đặt phong tỏa với khu tự trị Tân Cương như một phần trong nỗ lực ngăn COVID-19 tái bùng phát.

Giới chức Trung Quốc áp đặt phong tỏa với khu tự trị Tân Cương từ giữa tháng 7 - Ảnh: Tân Hoa Xã

Ban đầu chính quyền tuyên bố tình trạng “thời chiến”. Sau đó lực lượng chức năng đi đến từng nhà, cô lập nhiều khu dân cư, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà.

Nhưng dù tình hình dịch bệnh dường như đã được kiểm soát thì sự phong tỏa vẫn còn đó, khiến người dân cảm thấy tức giận và chỉ trích chính quyền hành động quá mức.

Daisy Luo - một người bán trái cây mất ít nhất 1.400 USD doanh thu vì lệnh phong tỏa lên mạng xã hội bày tỏ thái độ phản đối. Cô cho biết: “Làm gì có ca nhiễm nào ở đây nữa. Các biện pháp nghiêm ngặt quá”.

Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn phim ghi lại cảnh một số người dân Tân Cương bị còng tay do vi phạm quy định cách ly. Vài trường hợp tiết lộ họ bị giới chức trách bắt uống một loại thuốc chẳng biết có tác dụng chống lại vi rút hay không. Gây sốc nhất là một đoạn phim cư dân thành phố Urumqi la hét trong nhà một cách tuyệt vọng.

“Đây là trại giam hay là cái lồng? Là ngăn chặn dịch hay đàn áp?” một người dùng Weibo bức xúc.

Giới chức Trung Quốc không nói rõ thời gian, phạm vi lẫn lý do phong tỏa. Thông báo chính thức xác định chỉ có 3 thành phố bị ảnh hưởng nhưng hàng loạt bài đăng trên Weibo cùng một số trang mạng cho thấy ít nhất 9 khu vực với dân số trên 10 triệu người đang sống dưới điều kiện phong tỏa. Làn sóng chỉ trích lan ra bên ngoài Tân Cương khiến cơ quan kiểm duyệt hạn chế tìm mọi cách hạn chế số bài đăng nhắc đến khu tự trị.

Hình ảnh người dân Tân Cương bị còng tay vì ra đường không có lý do chính đáng - Ảnh: Weibo

Cách tiếp cận cực đoan trả giá đắt

Chính quyền địa phương cố tỏ ra minh bạch bằng cách công bố số điện thoại của các quan chức ở Urumqi, cam kết sẵn sàng giải quyết mọi khó khăn của người dân thuộc các dân tộc, khuyến khích trường hợp cần giúp đỡ gọi đến.

Liu Haijiang - cán bộ cấp huyện ở Urumqi khẳng định nơi ông quản lý không có ca nhiễm COVID-19 nào và ai cũng hài lòng với cách chính quyền phòng chống dịch. Quan chức này không biết khi nào lệnh phong tỏa được dỡ bỏ mà chỉ nói mọi chuyện tùy thuộc tình hình tổng thể cũng như ý kiến chuyên gia y tế.

Đầu tuần qua, vài hạn chế được nói lỏng, người dân nay có thể ra khỏi nhà để di chuyển trong khu chung cư nơi mình sinh sống. Tuy vậy phong tỏa chung tiếp tục kéo dài vô thời hạn.

Phong tỏa giúp số ca lây nhiễm trong cộng đồng giảm dần. Đến nay Tân Cương có 10 ngày không ghi nhận thêm người mắc mới. Chuyên gia Zhang Yuexin thuộc đội ngũ chống dịch ở khu tự trị nhận định trong 14 ngày không ca nhiễm thì có thể dỡ bỏ phong tỏa.

Một số chuyên gia khác lại nhận xét cách tiếp cận cực đoan hiện tại đem lại hiệu quả về chống dịch nhưng đánh đổi lấy thiệt hại kinh tế và cuộc sống người dân.

Theo Phó giáo sư Siddharth Sridhar thuộc Đại học Hồng Kông, những gì đang diễn ra tại Tân Cương phù hợp với chiến lược hạn chế bùng phát “bằng mọi giá” chắc chắn “đem lại đau đớn”. Trước đó thành phố Vũ Hán từng bị phong tỏa 76 ngày.

Một số nhà hoạt động nhân quyền lo ngại Trung Quốc lặp lại sai lầm của lần phong tỏa Vũ Hán: người dân mắc kẹt tại nhà, không thể đến bệnh viện. Trên mạng thời gian qua xuất hiện thông tin nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo (không phải COVID-19) không được điều trị.

Nhà nghiên cứu Yaqiu Wang thuộc Tổ chức Theo dõi nhân quyền văn phòng Trung Quốc đánh giá hàng loạt biện pháp kiểm soát hiện tại không cần thiết, chẳng hề dựa trên bằng chứng khoa học.

“Với giới chức Trung Quốc, ngăn chặn vi rút lây lan trở thành nhiệm vụ chính trị tối cao cần hoàn thành bất chấp phải hy sinh quyền con người lẫn sức khỏe người dân”, theo nhà nghiên cứu Wang.

Nỗ lực hồi phục kinh tế sau đợt dịch đầu tiên cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Đợt tái bùng phát rơi đúng vào “thời điểm vàng” của ngành du lịch Tân Cương, nông dân đến lúc thu hoạch lại chẳng hề thấy vui mừng.

Cẩm Bình (theo Indian Express, Tân Hoa Xã)

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân Tân Cương phản đối kéo dài phong tỏa phòng dịch COVID-19