Ngư dân Pakistan mới đây đã công bố chiến dịch phản đối sự xuất hiện của 20 tàu đánh bắt biển sâu của Trung Quốc, hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi hai tỉnh Sindh và Baluchistan.

Ngư dân Pakistan phản đối tàu cá Trung Quốc vơ vét tài nguyên biển

Hoàng Vũ | 02/09/2020, 06:12

Ngư dân Pakistan mới đây đã công bố chiến dịch phản đối sự xuất hiện của 20 tàu đánh bắt biển sâu của Trung Quốc, hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi hai tỉnh Sindh và Baluchistan.

Theo Nikkei Asian Review, Diễn đàn Ngư dân Pakistan (PFF) đã triển khai những động thái nhằm ngăn chặn các tàu cá mang cờ Trung Quốc đến gần Karachi. Theo PFF, trữ lượng cá khu vực ven biển đã giảm hơn 72% kể từ năm ngoái do đánh bắt không kiểm soát. Họ lo sợ rằng những tàu này sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển của Pakistan.

Các tàu cá đã xâm nhập vùng biển ngoài khơi hai tỉnh Sindh và Baluchistan vào tuần đầu tháng 8 nhưng vẫn chưa bắt đầu đánh bắt và không rõ nhóm tàu đến từ vùng nào của Trung Quốc. "Những con tàu này đe dọa sinh kế của các ngư dân nhỏ bé bằng cách tước đoạt những gì họ đang đánh bắt hiện nay và trong tương lai thông qua hủy hoại sinh thái biển", Chủ tịch PFF Muhammad Ali Shah cho biết trong một tuyên bố.

Theo sự chỉ đạo của PFF, các ngư dân ở thành phố Gwadar thuộc tỉnh Balochistan cũng đã công bố chiến dịch phản đối các tàu này. Gwadar là phần trung tâm của Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan trị giá 50 tỉUSD, một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường. Trong quá khứ, ngư dân Gwadar đã phản đối các dự án cơ sở hạ tầng thuộc chương trình Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình, cho rằng các dự án này ngăn họ không thể ra khơi.

Ông Khuduaidad Waju,Chủ tịch Liên minh Ngư dân Gwadar cáo buộc nhóm tàu Trung Quốc sẽ gây thiệt hại nặng nề cho ngư dân địa phương. "Đánh bắt hải sản là nguồn sinh kế của hơn 2,5 triệu người ở các thị trấn ven biển của Sindh và Baluchistan. Những tàu cá mới của Trung Quốc sẽ tước đi sinh kế của chúng tôi", ông nói.

“Việc cho phép các tàu cá Trung Quốc đánhbắt ở biển sâu cũng tương tự như việc bán vùng biển Baluchistan cho họ”, Waju cho biết và tiết lộ ngư dân Gwadar sẽ tổ chức các cuộc biểu tình mạnh mẽ phản đối các tàu Trung Quốc bắt đầu từ tuần tới.

Trước làn sóng phản đối, cơ quan giám sát của tỉnh Sindh và Balochistan đã gửi thư cho quản lý của Hiệp hội Hợp tác xã Ngư dân, nơi cấp giấy phép cho các tàu của Trung Quốc để yêu cầu người quản lý cung cấp thông tin chi tiết về thỏa thuận với công ty sở hữu các tàu này.

Vấn đề đã được đưa ra quốc hội Pakistan khi nghị sĩ đại diện Gwadar - Aslam Bhootani - tuần trước khẳng định sự xuất hiện của các tàu cá Trung Quốc tạo ra nỗi sợ hãi cho ngư dân tại khu vực. Ông nhấn mạnh các tàu biển sâu của Trung Quốc có lưới đánh cá lớn, không chỉ bắt được nhiều cá mà còn phá hủy hệ sinh tháibiển.

Nghị sĩ Bhootani cũng cho biết ngư dân ở Gwadar có thuyền nhỏ và không thể đi đến vùng biển sâu. "Ngư dân ở Gwadar không có cách nào chống lại các tàu Trung Quốc nàyvà đó là lý do tại sao chúng tôi phản đối họ", ông nói.

Các chuyên gia cho rằng các động thái trên được đưa ra trong bối cảnh phẫn nộ ngày càng lớn đối với sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc ở Pakistan trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường.

Mohan Malik, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc phòng của UAE, nói với Nikkei rằng hầu hết các nước đang phát triển đã ký kết sáng kiến ​​Vành đai và Con đường và không có nhiều động lực để nói "không" với Trung Quốc, ngay cả khi Bắc Kinh ngang nhiên để các tàu cá của mình tự do đánh bắt hải sản và cướp đi sinh kế của rất nhiều ngư dân nước sở tại.

Trung Quốc đã xây dựng đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới với sự trợ cấp lớn của chính phủ. Đối mặt với nguồn cá cạn kiệt ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc, các tàu đánh cá khổng lồ của Bắc Kinh đang tăng cường nhắm mục tiêu vào các vùng biển mới, chẳng hạn như biển Ả Rập ngoài khơi Pakistan, để đáp ứng nhu cầu hải sản vốn chiếm một phần ba tổng lượng tiêu thụ thế giới.

Hoàng Vũ (theoNikkei Asian Review)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngư dân Pakistan phản đối tàu cá Trung Quốc vơ vét tài nguyên biển