Hành động “ngồi lên sách” của đạo diễn Lê Hoàng và hoa hậu Triệu Thị Hà đang nóng lên với những ý kiến trái chiều. Người cho rằng đó là hành động không tôn trọng sách, vô văn hóa, người lại cho rằng đó là chuyện bình thường, ngồi lên sách không có nghĩa không tôn trọng sách... 

Ngồi lên sách: Các nhà phê bình văn hóa nói gì?

Một Thế Giới | 10/07/2014, 23:39

Hành động “ngồi lên sách” của đạo diễn Lê Hoàng và hoa hậu Triệu Thị Hà đang nóng lên với những ý kiến trái chiều. Người cho rằng đó là hành động không tôn trọng sách, vô văn hóa, người lại cho rằng đó là chuyện bình thường, ngồi lên sách không có nghĩa không tôn trọng sách... 

Hãy xem các nhà phê bình văn hóa nói gì về điều này.
Về vụ việc đó, đạo diễn Lê Hoàng đã giải thích rằng chỉ là một chương trình chưa được phát sóng, chưa qua xử lý hậu kỳ, chưa qua kiểm duyệt. Còn về trách nhiệm của cá nhân, Lê Hoàng nói ông chỉ là khách mời, chuyện đạo cụ là do bộ phận thiết kế đảm nhiệm....
Là một người yêu sách, coi sách như tri kỷ, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội đã ví von: “Ngồi lên sách cũng như hành động ngồi lên đầu rùa ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, đều là hành động phản cảm. Sách ở đây là vật chứa đựng trong nó những giá trị văn hóa cho nên dù ở đâu, môi trường, hoàn cảnh, xã hội nào cũng nên có một thái độ tôn trọng đối với sách”.
Về phía nhà đài và êkip thực hiện chương trình, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng không thể biện hộ vì trời mưa hoặc đến khi lên sóng sẽ cắt đi. Bởi lúc này họ đã coi sách như một vật kê dù ở đây chỉ là tạm thời, khuất mắt, không ai biết.
Thay vì chỉ trích nên hay không nên, PGS.TS, nhà văn Văn Giá (giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội) lại có cách nhìn thẳng thắn hơn khi cảm thấy tiếc cho Lê Hoàng - một người làm nghề khá gạo cội đồng thời cũng là một người dày dạn kinh nghiệm trước ống kính. 
Ông cho rằng “Lê Hoàng hoàn toàn có thể nhìn thấy chuyện đấy. Tuy nhiên, khi chấp nhận ngồi lên sách tôi cảm thấy Lê Hoàng hơi khinh suất”.
Về phía hoa hậu Triệu Thị Hà, nhà văn có cái nhìn nhẹ nhàng hơn, nói có lẽ cô hoa hậu này còn trẻ, hồn nhiên và cũng do vội vàng trả lời phỏng vấn rồi đáp chuyến bay về quê hay cũng có thể cô ấy cũng chẳng nghĩ đến chuyện sách vở, chữ nghĩa gì lắm cho nên có thể thông cảm được.
Có ý kiến nói Lê Hoàng đang cố tình tạo scandal để “vãn hồi” tên tuổi đang nhạt dần, không có thêm thành tựu mới nào ngoài những chương trình nhạt nhẽo.
Tuy nhiên, theo nhà văn Văn Giá tên tuổi của Lê Hoàng không cần phải tạo dựng scandal thì người ta vẫn biết đến: “Về mặt lý, đạo diễn Lê Hoàng không có lỗi nhưng ở đây Lê Hoàng mắc lỗi về văn hóa và nếu như quy tội thì 50% lỗi này thuộc về nhà sản xuất chương trình và 50% lỗi thuộc Lê Hoàng”. 
Nếu như Lê Hoàng không lên tiếng giải thích, không bao biện cho hành động của mình thì còn có thể được công chúng thông cảm. “Khi Lê Hoàng cho rằng lỗi thuộc về trường quay, về kỹ thuật hay ekip chương trình... tôi nghĩ là không nên. Bởi Lê Hoàng là một người đã thành danh, đồng thời cũng là đạo diễn của nhiều chương trình có tiếng, kể cả live show. Những chuyện bao biện như vậy ở một đạo diễn không bao giờ được phép lặp lại” - nhà văn Văn Giá nhấn mạnh.
“Tôi không nghĩ họ làm PR cho mình bởi đây là những người của công chúng. Nhưng tôi nghĩ cũng không phải lỗi do sơ xuất, bởi nếu chúng ta có một ý thức quý trọng sách thì khi bước lên ngồi trên chiếc ghế đó chắc chắn sẽ nhìn thấy và đề nghị trường quay dẹp đi”, nhà văn - nhà báo Vu Gia nói.
Lại Hà (Infonet)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngồi lên sách: Các nhà phê bình văn hóa nói gì?