Theo TTXVN, từ ngày 5-7.3.2019, tại thủ đô Manila (Philippines), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro L.Locsin đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban song phương Việt Nam - Philippines lần thứ 9.

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh có mặt tại Philippines, bàn về Biển Đông

06/03/2019, 19:17

Theo TTXVN, từ ngày 5-7.3.2019, tại thủ đô Manila (Philippines), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro L.Locsin đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban song phương Việt Nam - Philippines lần thứ 9.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Teodoro Locsin bắt tay nhau - Ảnh: TTXVN

Twitter của Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn lại thông tin từ twitter của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết ông vừa có cuộc gặp với người đồng cấp Philippnes. Trên Twitter, ông Minh cho biết "vừa có cuộc gặp rất hiệu quả và chuyên sâu với bạn tôi, Bộ trưởng Teodoro Locsin về hợp tác song phương và những vấn đề khu vực cùng quan tâm.

Trong khi đó, trang thông tấn của nhà nước Philippines cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin Jr. và người đồng cấp Việt Nam hôm nay đã có một "cuộc thảo luận chuyên sâu và thực chất" về các vấn đề khu vực, bao gồm cả Biển Đông.

Trang thông tấn Philippines cho biết trong cuộc họp báo, ông Phạm Bình Minh khẳng định: "Cả hai chúng tôi đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và an ninh hàng hải ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp hòa bình và tôn trọng các quy trình ngoại giao và pháp lý, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS (Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển) 1982".

Trong cuộc họp, ông Minh cũng nhấn mạnh "việc cần tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)" để sớm đưa ra Bộ quy tắc ứng xử hiệu quả và thực chất ở Biển Đông (COC).

Hiện tại, Philippines đang là quốc gia điều phối cho cuộc đối thoại ASEAN-Trung Quốc, nơi các bên đang đàm phán về COC.

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đánh giá cao vai trò của Philippines, đồng thời cảm ơn việc Manila cam kết hỗ trợ Việt Nam chủ trì thành công vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020.

Đây là kỳ họp Ủy ban song phương Việt Nam - Philippines lần thứ 9. Ngay từ hồi tháng 8 năm ngoái, khi gặp người đứng đầu Bộ Ngoại giao Philippines (khi ấy là Alan Peter Cayetano) thì Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã đề nghị hai bên nhất trí sớm thu xếp thời gian cụ thể tổ chức kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban hợp tác song phương, hoàn tất việc xây dựng Chương trình Hành động Việt Nam - Philippines giai đoạn 2018 - 2023, kịp ký nhân các chuyến thăm của Lãnh đạo Cấp cao hai nước vào cuối năm nay, tạo cơ sở thuận lợi thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới. Phía Philippines khi ấy cho biết nền kinh tế hai nước có tính bổ trợ lẫn nhau cao, còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, do đó cần thúc đẩy trao đổi về tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đưa lĩnh vực này đi vào chiều sâu hơn nữa. Hai Bộ trưởng cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác và phối hợp lập trường giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ ASEAN ; thúc đẩy đoàn kết, tự cường và tiếng nói thống nhất của ASEAN trong các vấn đề an ninh, phát triển của khu vực, trong đó có Biển Đông và thúc đẩy xây dựng COC thực chất, hiệu quả và ràng buộc.

Tháng 11.2015, Việt Nam và Philippines đã ký hiệp định đối tác chiến lược trong đó nhấn mạnh về Hợp tác về biển và đại dương bao gồm một số điểm đáng chú ý:

- Tăng cường hợp tác song phương và khu vực giữa các cơ quan quản lý an toàn hàng hải và chấp pháp biển thông qua đối thoại và các hoạt động phối hợp, hợp tác thực chất và xây dựng năng lực với phương châm coi hợp tác biển và đại dương là lĩnh vực hợp tác chủ chốt trong quan hệ hai nước.

- Tổ chức luân phiên phiên họp của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Philiippines về hợp tác biển và đại dương cấp Thứ trưởng Ngoại giao 2 năm một lần hoặc theo đề nghị của mỗi bên. Qua Uỷ ban Hỗn hợp này, hai bên sẽ cùng triển khai các dự án và hoạt động chung nhằm thúc đẩy hợp tác biển và đại dương phù hợp với nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Uỷ ban Hỗn hợp sẽ định kỳ giám sát tiến độ các dự án đã thỏa thuận.

- Cam kết thực hiện cách tiếp cận dựa trên các quy định và nguyên tắc trong việc thúc đẩy một khuôn khổ ổn định về an ninh an toàn hàng hải, thúc đẩy việc thực hiện hài hòa tại khu vực chịu sự điều chỉnh theo các nguyên tắc và công ước được thừa nhận rộng rãi, bao gồm các công ước và quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và các tổ chức liên quan nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và trật tự trên biển.

- Tiếp tục triển khai các thỏa thuận hợp tác giữa Cảnh sát Biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philiippines và các cơ quan liên quan khác của hai nước, trong đó có việc duy trì đường dây nóng giữa các cơ quan nói trên; triển khai kịp thời và đánh giá định kỳ về các thỏa thuận hợp tác hiện có về ứng phó sự cố tràn dầu và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

- Tiếp tục thúc đẩy các cơ chế và hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nghề cá như trao đổi chuyên gia và thông tin về kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản và tăng cường năng lực cho ngư dân để bảo đảm việc bảo vệ và quản lý bền vững các nguồn lợi hải dương trong các vùng biển của mỗi nước và phù hợp với luật pháp hiện hành.

- Duy trì đường dây nóng giữa Cơ quan nghề cá và nguồn lợi thủy sản Philiippines và Cục kiểm ngư Việt Nam để phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUUF) bảo đảm việc bảo vệ các quyền và lợi ích cho ngư dân của cả hai nước trong các vụ việc này.

- Thúc đẩy hợp tác biển tại Biển Đông trên cơ sở phù hợp với các quy định và luật pháp mỗi nước và luật pháp quốc tế, bao gồm tổ chức các hoạt động chung phù hợp tại các khu vực đã được hai bên nhất trí ở Biển Đông theo tinh thần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi giữa hai nước.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh có mặt tại Philippines, bàn về Biển Đông