40 bức ảnh của phản ánh về sự thay đổi của Sài Gòn - TP.HCM trong vòng khoảng 10 năm qua. Các bức ảnh mô tả về sự đổi thay đến ngỡ ngàng của TP.HCM giúp người xem thấy được sự chuyển mình của thành phố trong quá trình đô thị hoá...

Ngỡ ngàng trước sự thay đổi của Sài Gòn qua ống kính chuyên gia quy hoạch của ĐH Đức

Tiểu Vũ | 13/12/2019, 10:38

40 bức ảnh của phản ánh về sự thay đổi của Sài Gòn - TP.HCM trong vòng khoảng 10 năm qua. Các bức ảnh mô tả về sự đổi thay đến ngỡ ngàng của TP.HCM giúp người xem thấy được sự chuyển mình của thành phố trong quá trình đô thị hoá...

Trung tâm Nghiên cứu vùng và đô thị (CRUS) phối hợp với Trường Đại học Văn Lang vừa tổ chức buổi toạ đàm chủ đề “Chuyển hóa đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu” và khai mạc triển lãm ảnh “Việt Nam trong quá trình chuyển hóa đô thị” với diễn giả là TS. Michael Waibel – nhà địa lý học, chuyên gia lĩnh vực Quy hoạch đô thị (Trường Đại học Hamburg – Đức).Điều đặc biệt là sau tọa đàm, TS. Michael Waibel đã giới thiệu bộ ảnh“Việt Nam trong quá trình chuyển hóa đô thị”, và sẽ triển lãmtại Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang. 40 bức ảnh của ông đã phản ánh về sự thay đổi của đô thị sầm uất bậc nhất Việt Nam - TP.HCM trong vòng hơn 10 năm qua.Các bức ảnh mô tảvề sự đổi thay đến ngỡ ngàng của TP.HCM giúp người xem thấy được sự chuyển mình của thành phố trong quá trìnhđô thị hoá. Sự xuất hiện của những khối nhà kính khổng lồ trên nền cũ là các kiến trúc xưa cũ, không gian di sản. Bộ ảnh cũng cho thấy những thay đổi tích cực của việc cuộc chỉnh trang đô thị, cải tạo môi trường, từ đótruyền đi thông điệp nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường, biến đổi khí hậu...

TS. Michael Waibel là nhà địa lý học, chuyên gia trong lĩnh vực Quy hoạch đô thị (Trường Đại học Hamburg – Đức). Ông có gần 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các đô thị và đặc biệt quan tâm đến TP.HCM trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Trong thời gian đó, TS. Michael Waibel đã thu thập rất nhiều tư liệu về sự thay đổi của đô TP.HCM, và những góc máy độc đáo ấy kết tinh trong bộảnh “Việt Nam trong quá trình chuyển hóa đô thị”. Triển lãmsẽ tổ chức tại Trường Đại học Văn Lang từ 10 - 17.12.2019.

Dưới đây, Người Đô Thị giới thiệumột số hình ảnh đang trưng bày tại triển lãm:

Cầu Mống nối đôi bờ quận 1 và quận 4, được coi là một trong những cây cầu cổ xưa nhất TP.HCM. Cầu này do công ty vận chuyển Hàng hải Pháp Messageries maritimes bỏ vốn thuê công ty xây dựng Levallois Perret (tức Eiffel cũ) xây cất vào năm 1893 – 1894

Hình ảnh khu Ba Son nhìn qua hướng quận 2 chỉ sau gần 10 năm. Trong đó, nhà máy Ba Son-xưởng thủy 225 năm, cái nôi của công nghiệp hàng hải giờ trở thànhKhu trung tâm phức hợp Sài Gòn Ba Son

Nhà cao tầng dần chiếm lĩnh không gian của khu trung tâmquận 1, TP.HCM

Không gian di sản với các công trình kiến trúc có sự thay đổi. Góc bên phải làKhách sạn Continental - một khách sạn lịch sử nổi tiếng xây vào năm 1878, đã khoác "áo mới"; Trong khi đó khu Eden (bên trái) với tiệmcà phêGivral đã trở thành trung tâm thương mại kiến trúccách tân

Một góc nhìnvề khu Eden xưa và công trình trung tâm thương mại hiện nay, nhìn từ Khách sạn Rex

Công trình bên trước Nhà hát TP.HCM cũng đã lên cao ốc và gắn logo thương hiệu hàng xa xỉ Louis Vuitton

Diện mạo phố đi bộ Nguyễn Huệ sau 5 năm

Sự thay đổi phố đi bộ Nguyễn Huệ khiến các toà nhà hai bên cũng chuyển đổi công năng, thích nghi với những dịch vụ đô thị mới

Hình ảnh một con đường ở Thủ Thiêm, nhìn về hướng quận 1
Công trình thấp tầng trên đường Hai bà Trưng đã trở thành tổ hợp khách sạn văn phòngInterContinental
Kênh Tàu Hũ nhìn từ cầu chữ Y sau khi được cải tạo
Nhữnggóc nhìn khách nhau về sự thay đổi bất ngờcủa kênh Tân Hoá - Lò Gốm sau khi được cải tạo, chỉnh trang

Trong buổi toạ đàm, TS. Michael Waibel và các chuyên gia, nhà nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực môi trường của TrườngĐại học Văn Lang cũng đãthảo luận về tác động của chuyển đổi đô thị, của vấn đề di dân về các khu vực thành thị tác động đến môi trường đô thị.

TS. Michael Waibel trình bày tại toạ đàm

Theo các diễn giả, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người đã trở thành một vấn nạn thế giới phải đương đầu. Trong bối cảnh công nghiệp hóa và toàn cầu hóa, quá trình ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước… sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng nếu con người không sớm tìm ra giải pháp khắc phục.Vì vậy, trong trình bày của mình,các chuyên gia đãđưa ra các ý tưởng nghiên cứu và ứng dụng giải quyết vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu trong quá trình chuyển hóa đô thị.

Bên cạnh Triển lãm của TS. Michael Waibel, Trường Đại học Văn Lang cũng tổ chức đồng hành bằng các sản phẩm triển lãm của ngành: Kiến trúc, Kỹ thuật Nhiệt, Công nghệ Kỹ thuật môi trường, Cố vấn môi trường, Thiết kế Xanh,… với chủ đề “Van Lang University For Future Perspective” (Trường Đại học Văn Lang và tầm nhìn cho tương lai). Đây là những sản phẩm nghiên cứu của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Văn Lang về đô thị TP.HCM, sự thay đổi của đô thị, các giải pháp công nghệ và kỹ thuật ứng phó với chuyển đổi đô thị trong biến đổi khí hậu.

Được biết, trong năm 2020, Khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Lang tổ chức đào tạo hai ngành mới, thích ứng với xu thế nghiên cứu ứng dụng môi trường trong tương lai làngành Thiết kế Xanh và ngành Cố vấn môi trường.

Theo Trọng Văn/ Người Đô Thị
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngỡ ngàng trước sự thay đổi của Sài Gòn qua ống kính chuyên gia quy hoạch của ĐH Đức