Hội thảo “Quá khứ, hiện tại và tương lai của kinh tế và luật ở châu Á” bàn về các định hướng nghiên cứu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và sự phát triển ngày càng cao của công nghệ AI.
Khoa học - công nghệ

Nghiên cứu sự phát triển ngày càng cao của công nghệ AI trong bối cảnh hội nhập toàn cầu

Tú Viên 18:11 07/10/2024

Hội thảo “Quá khứ, hiện tại và tương lai của kinh tế và luật ở châu Á” bàn về các định hướng nghiên cứu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và sự phát triển ngày càng cao của công nghệ AI.

Trong hai ngày 5 - 6.10, Trường đại học Cornell (Mỹ) đã tổ chức cuộc hội thảo “Quá khứ, hiện tại và tương lai của kinh tế và luật ở châu Á” tại TP.New York. Hội thảo tập trung luận bàn về sự phát triển cách tiếp cận đa ngành trong lĩnh vực kinh tế - luật ở các nước châu Á. Trong hai ngày hội thảo, các diễn giả là những nhà khoa học hàng đầu đã đánh giá một cách tổng thể sự phát triển trong quá khứ, hiện tại và những thử thách trong tương lai của kinh tế - luật của châu Á, khẳng định vai trò ngày càng cao của châu lục này đối với các vấn đề mang tính toàn cầu.

a0adceac7fd0c68e9fc1.jpg
Hội thảo đã hội tụ các nhà khoa học từ nhiều nước châu Á

Đại học Cornell (Cornell University) là một trong 8 trường thuộc nhóm Ivy League, tại thành phố Ithaca, bang New York, Mỹ. Được thành lập vào năm 1865 bởi Ezra Cornell và Andrew Dickson White, trường nổi tiếng với chương trình đào tạo đa ngành và hệ thống giáo dục toàn diện, từ nghệ thuật và khoa học xã hội cho đến các ngành kỹ thuật, khoa học và y tế.

Đại học Cornell nổi bật với triết lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, cung cấp nhiều chương trình đại học và sau đại học hàng đầu trên thế giới. Trường cũng được biết đến với các viện nghiên cứu hàng đầu, các phát minh và đóng góp khoa học, cùng với đội ngũ giảng viên xuất sắc.

Phát biểu đề dẫn khai mạc hội thảo, Giáo sư Yun-Chien Chang (Đại học Cornell) cho biết hội thảo là nơi tụ hội các nhà khoa học từ các quốc gia châu Á cùng tổng kết quá trình phát triển kinh tế - luật châu Á và định hình các hướng nghiên cứu trong tương lai của kinh tế luật châu Á. Nhiều học giả là các tổng biên tập, thành viên hội đồng biên tập các tạp chí khoa học trong lĩnh vực kinh tế - luật cùng tham gia hội thảo.

Giáo sư Yun-Chien Chang là Giáo sư Đại học Cornell, ông cũng là chủ tịch Hiệp hội Kinh tế luật châu Á (AsLEA). Hiệp hội được thành lập vào năm 2005, nhằm mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu và hợp tác trong các lĩnh vực luật và kinh tế tại châu Á. Hiệp hội tổ chức các hội nghị thường niên và xuất bản tạp chí Asian Journal of Law and Economics nhằm phát triển học thuật liên ngành.

Tại hội thảo này, nhiều học giả quốc tế đã trình bày báo cáo và thảo luận về sự phát triển trong lĩnh vực kinh tế - luật của các nước châu Á, đặc biệt là tập trung vào cách tiếp cận đa lĩnh vực, đa ngành trong kinh tế - luật. Nhiều báo cáo, nhiều tham luận đã đánh giá và định hình những hướng nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực này ở các nước phát triển Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...

5ab58a5e1d22a47cfd33.jpg
Giáo sư Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế TP.HCM báo cáo tại hội thảo

Đại diện cho Việt Nam, Giáo sư Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế TP.HCM là diễn giả và báo cáo về sự phát triển kinh tế - luật ở Việt Nam trong 30 năm qua cũng như những vấn đề đặt ra trong thời gian tới. Trong báo cáo tại hội thảo, ông đã đánh giá sự phát triển của lĩnh vực kinh tế - luật trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Báo cáo cũng nêu rõ những thách thức trong thời gian tới trong nghiên cứu kinh tế - luật tại Việt Nam trong bối cảnh sự thay đổi lớn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ AI cũng như bối cảnh ngày càng hội nhập sâu rộng hơn của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Phát biểu của ông cũng nhấn mạnh vai trò của nghiên cứu kinh tế - luật để giúp Việt Nam định hướng phát triển bền vững, thực thi tốt các cam kết, thỏa thuận quốc tế và thích ứng tốt cũng như tận dụng được sự phát triển ngày càng cao của công nghệ.

Giáo sư Võ Xuân Vinh hiện là thành viên Ban Giám đốc Hiệp hội Kinh tế luật châu Á (AsLEA), Ngoài ra, ông cũng tham gia vào nhiều vai trò học thuật quan trọng, là thành viên ban giám đốc của Hiệp hội Tài chính châu Á và các hiệp hội khoa học chuyên ngành khác​.

Năm 2017, Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đăng cai tổ chức hội thảo quốc tế về lĩnh vực kinh tế - luật châu Á (AsLEA) tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên hội thảo AsLEA diễn ra ở Việt Nam, thu hút sự tham gia của hơn 70 chuyên gia trong lĩnh vực luật và kinh tế. Hơn 479 bài nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới đã được gửi tới, 60 bài xuất sắc nhất đã được trình bày tại hội thảo. Các chủ đề bao gồm luật hợp đồng, thực thi pháp luật, tỷ giá hối đoái, và các chính sách chính phủ liên quan đến luật pháp và kinh tế.

Bài liên quan
Chip Nvidia Blackwell gặp sự cố: 'Cú trượt đài' đe dọa đế chế công nghệ AI?
Chip AI Blackwell mới của Nvidia, được kỳ vọng là một bước tiến vượt bậc trong công nghệ trí tuệ nhân tạo, đang gặp phải sự cố về quá nhiệt khi triển khai trên các máy chủ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu sự phát triển ngày càng cao của công nghệ AI trong bối cảnh hội nhập toàn cầu