Bộ KH-CN phê duyệt nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia "Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông".

Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông

Thu Anh | 02/04/2021, 11:14

Bộ KH-CN phê duyệt nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia "Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông".

Lãnh đạo Bộ KH-CN đã phê duyệt danh mục nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia đặt hàng để tuyển chọn, thực hiện từ năm 2021 với đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông”.

Theo đó, Bộ KH-CN định hướng các mục tiêu cụ thể, bao gồm xác lập được cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch bền vững Công viên địa chất toàn cầu UNESCO; đánh giá được thực trạng phát triển du lịch bền vững và đề xuất giải pháp, xây dựng được mô hình thử nghiệm về phát triển du lịch bền vững tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

nghien-cuu-phat-trien-du-lich-ben-vung-tai-cong-vien-dia-chat-toan-cau-dak-nong.jpg
Miệng hang động núi lửa C7 thuộc Công viên địa chất Đắk Nông - Ảnh: Internet

Trên cơ sở định hướng, Bộ KH-CN yêu cầu đề tài cần xác định nội hàm du lịch bền vững và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ phát triển du lịch bền vững cho Công viên địa chất toàn cầu; xác định chuỗi giá trị du lịch gắn với Công viên địa chất toàn cầu trong mối liên kết vùng; cơ sở khoa học và tiêu chí xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững.

Bên cạnh đó, báo cáo về tính đặc thù, tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững ở Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; báo cáo đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững phù hợp với điều kiện đặc thù của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Ngoài ra, Bộ KH-CN cũng yêu cầu đề tài đạt được 2 mô hình thử nghiệm về phát triển du lịch bền vững với sự tham gia của các bên liên quan (đặc biệt là cộng đồng địa phương và doanh nghiệp) tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Sổ tay hướng dẫn thực hành; Hệ thống tư liệu phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông...

Được biết Công viên địa chất Đắk Nông, Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) và Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) là 3 trong số 10 công viên địa chất toàn cầu tại khu vực Đông Á - Nam Á. Trong đó, Công viên địa chất Đắk Nông có diện tích hơn 4.700km2, chiếm hơn 2/5 diện tích tự nhiên của tỉnh Đắk Nông. Về địa giới hành chính, Công viên địa chất Đắk Nông nằm trải dài trên 6 huyện, thành phố.

Theo đánh giá của các nhà khoa học trong và ngoài nước, toàn bộ Công viên địa chất Đắk Nông hiện có khoảng 65 điểm di sản, địa mạo, gồm hệ thống các miệng núi lửa, hệ thống hang động núi lửa và các thác nước...

Lãnh đạo Bộ giao Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính thông báo danh mục nhiệm vụ để các tổ chức, cá nhân biết và đăng ký tham gia tuyển chọn; Tổ chức Hội đồng KH-CN đánh giá hồ sơ nhiệm vụ đăng ký tham gia tuyển chọn theo quy định hiện hành và báo cáo Bộ trưởng Bộ KH-CN về kết quả thực hiện.

Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ là ngày 31.5.2021 tại trụ sở Bộ KH-CN.

Bài liên quan
Nghiên cứu xây dựng hệ thống dữ liệu mở về KH-CN
Bộ KH-CN đang phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng hệ thống Dữ liệu mở về KH-CN, ứng dụng công nghệ BigData phục vụ cộng đồng nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông