Theo các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu chuyển hóa Max Planck (Đức), cần nghiên cứu và hiểu rõ hơn về cách hệ thần kinh trung ương kiểm soát lượng thức ăn giàu chất béo và thực phẩm giàu carbohydrate khiến tăng cân và béo phì, một chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp diễn.

Nghiên cứu não để phòng ngừa và điều trị bệnh béo phì

21/04/2020, 19:02

Theo các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu chuyển hóa Max Planck (Đức), cần nghiên cứu và hiểu rõ hơn về cách hệ thần kinh trung ương kiểm soát lượng thức ăn giàu chất béo và thực phẩm giàu carbohydrate khiến tăng cân và béo phì, một chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp diễn.

Béo phì và các bệnh chuyển hóa liên quan như bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ khiến COVID-19 thêm trầm trọng - Ảnh: njlifehacks.com

Theo Express Express, nhà nghiên cứu Đức Alexander Jais cho rằng, đại dịch COVID-19 hiện nay nhắc nhở chúng ta rằng béo phì và các bệnh chuyển hóa liên quan như bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ và do đó hiểu rõ hơn về cách hệ thần kinh trung ương kiểm soát đối với lượng thức ăn giàu chất béo và thực phẩm giàu carbohydrate là rất cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng có hàm lượng calo cao đã thu hút sự chú ý của Viện nghiên cứu chuyển hóa Max Planck (Đức). Theo các nhà khoa học, toàn bộ vấn đề là ở một nhóm tế bào thần kinh cụ thể. Các thử nghiệm trên chuột đã cho thấy nhóm tế bào này thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm giàu calo. Chẳng hạn, khi các tế bào thần kinh nociceptin (nociceptin neurons) ở vùng dưới đồi (hypothalamus) được kích hoạt, hành vi ăn uống của động vật đã thay đổi.

Chỉ cần 3 ngày với chế độ ăn nhiều chất béo là đủ để tăng hoạt tính của các tế bào thần kinh nociceptin trong các nhân cung (arcuate nucleus) của vùng dưới đồi.

Ngoài ra, trong các thử nghiệm, các tế bào thần kinh nociceptin của loài gặm nhấm đã được các nhà nghiên cứu loại bỏ một cách chọn lọc khỏi nhân cung (arcuate nucleus) của vùng dưới đồi. Điều này khiến loài gặm nhấm ngừng tiêu thụ thực phẩm béo. Điều quan trọng, là việc tiêu thụ thực phẩm chuẩn vẫn không thay đổi. Điều đó chỉ ra rằng các tế bào thần kinh nociceptin có thể kiểm soát lượng thức ăn giàu chất béo theo cách đặc thù. Vì vậy, thay đổi nhân tạo hoạt tính của các tế bào thần kinh này, có thể ảnh hưởng đến hành vi ăn uống, giúp giảm nguy cơ béo phì.

Y học đã biết việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng dẫn đến sự phá vỡ cân bằng năng lượng và tăng lượng calo. Alexander Jais nói: "Chúng ta liên tục bị bao vây bởi những thực phẩm rẻ tiền, ngon miệng, giàu năng lượng và bộ não khiến chúng ta đặc biệt thích những thực phẩm này.

Nhưng hiện khoa học vẫn chưa biết lý do tại sao một số người chỉ ăn đủ những gì cơ thể cần và những người khác thì không. Hoạt tính của các tế bào thần kinh nociception ở từng người có thể là một phần quan trọng của lời đáp. Hoạt tính của chúng thúc đẩy việc tiêu thụ thức ăn quá mức, khiến chúng trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với phòng ngừa và điều trị bệnh béo phì.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu não để phòng ngừa và điều trị bệnh béo phì