Các nhà nghiên cứu Mỹ tuyên bố rằng hơn 2/3 số tác dụng phổ biến mà mọi người gặp phải sau khi tiêm vắc xin COVID-19 có thể do "hiệu ứng nocebo"

Nghiên cứu mới về tác dụng phụ phổ biến sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Đan Thuỳ | 19/01/2022, 12:04

Các nhà nghiên cứu Mỹ tuyên bố rằng hơn 2/3 số tác dụng phổ biến mà mọi người gặp phải sau khi tiêm vắc xin COVID-19 có thể do "hiệu ứng nocebo"

Các nhà khoa học Mỹ đã kiểm tra dữ liệu từ 12 thử nghiệm lâm sàng của vắc xin COVID-19 và phát hiện ra rằng "hiệu ứng nocebo" chiếm khoảng 67% tổng số phản ứng có hại thường gặp sau mũi vắc xin đầu tiên và gần 52% sau mũi thứ 2.

"Hiệu ứng nocebo” là một hiệu ứng ít được biết đến, đây là hiệu ứng mà những lo ngại tiêu cực về điều trị dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn và có thể tác động rất lớn đến kết cục lâm sàng. "Hiệu ứng nocebo" có tính chất gần như trái ngược với "hiệu ứng placebo" mà lâu nay chúng ta biết đến nhiều hơn.

Khi người bệnh được cho dùng một chất nào đó không phải là thuốc, nhưng có sự tin tưởng tuyệt đối đó là thuốc thật, và cơ thể có những đáp ứng cải thiện tình trạng bệnh giống như hiệu quả của thuốc thật thì hiện tượng đó được gọi là “hiệu ứng placebo”. Ngược lại, khi người bệnh xuất hiện những tác dụng không mong muốn giống như thuốc thật, thì hiện tượng đó được gọi là “hiệu ứng nocebo”. Điều quan trọng là các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhận thức được "hiệu ứng nocebo" và trao đổi với bệnh nhân một cách tối ưu để giảm thiểu nó.

Các phát hiện cho thấy rằng một tỷ lệ đáng kể các tác dụng phụ nhẹ chẳng hạn như đau đầu, mệt mỏi trong thời gian ngắn và đau mỏi cánh tay không phải do các thành phần của vắc xin tạo ra mà là do các yếu tố khác được cho là tạo ra "hiệu ứng nocebo", bao gồm cả sự lo lắng, kỳ vọng.

anh-chup-man-hinh-2022-01-19-luc-11.36.19.png

Theo kết quả, các nhà nghiên cứu cho rằng thông tin công khai về "hiệu ứng nocebo" có thể cải thiện việc hấp thụ vắc xin COVIDD-19 bằng cách giảm bớt những lo ngại khiến một số người do dự tiêm.

"Nói với bệnh nhân rằng biện pháp can thiệp mà họ đang thực hiện có tác dụng phụ tương tự như phương pháp điều trị bằng giả dược đối với tình trạng bệnh trong các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên thực sự làm giảm lo lắng và khiến bệnh nhân thoải mái hơn để nhận định tác dụng phụ. Song chúng tôi cũng cần nghiên cứu thêm", Ted Kaptchuk, Giáo sư tại Trường Y Harvard (Mỹ) và là tác giả của nghiên cứu cho biết.

Kaptchuck và tiến sĩ Julia Haas tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston (Mỹ) đã phân tích các tác dụng phụ được báo cáo trong hàng chục thử nghiệm lâm sàng về vắc xin COVID-19. Trong mỗi thử nghiệm, những người trong nhóm giả dược được tiêm dung dịch muối không hoạt tính thay vì vắc xin. Nghiên cứu không xem xét các tác dụng phụ nghiêm trọng, hiếm gặp như cục máu đông hoặc viêm tim.

Viết trên tạp chí Jama Network Open, các nhà nghiên cứu mô tả sau lần tiêm đầu tiên, hơn 35% những người trong nhóm dùng giả dược đã trải qua những tác dụng phụ toàn thân, chẳng hạn như đau đầu và mệt mỏi, với 16% báo cáo theo từng cơ địa cụ thể. Các tác  dụng phụ khác được ghi nhận bao gồm đau cánh tay hoặc mẩn đỏ hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm.

Đúng như dự đoán, những người được tiêm mũi đầu tiên có nhiều khả năng bị các phản ứng phụ hơn. Khoảng 46% cho biết có các triệu chứng toàn thân và 2/3 bị đau cánh tay hoặc các triệu chứng khu trú khác tại chỗ tiêm.

Khi các nhà nghiên cứu xem xét các tác dụng phụ sau mũi tiêm thứ 2, họ nhận thấy tỷ lệ đau đầu hoặc các triệu chứng toàn thân khác ở nhóm tiêm vắc xin cao gần gấp đôi so với nhóm giả dược, lần lượt là 61% và 32%. 

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu tính toán rằng khoảng 2/3 các phản ứng phụ phổ biến được báo cáo trong các thử nghiệm vắc xin COVID-19 là do "hiệu ứng nocebo", đặc biệt là nhức đầu và mệt mỏi.

Trong khi bằng chứng cho thấy rằng thông tin về tác dụng phụ có thể khiến mọi người quá cảnh giác khi tiêm vắc xin thì  Kaptchuk cho rằng: “Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh nhân nên được nói ít hơn về các tác dụng phụ để giảm bớt lo lắng. Tôi nghĩ rằng điều này là sai. Trung thực là điều nên làm”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu mới về tác dụng phụ phổ biến sau khi tiêm vắc xin COVID-19