UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật xòe Thái” và “Lễ Kin Pang Then”.

Nghệ thuật xòe Thái và Lễ Kin Pang Then được công nhận di sản văn hóa

Một Thế Giới | 06/01/2016, 09:07

UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật xòe Thái” và “Lễ Kin Pang Then”.

Nghe thuat xoe Thai, Le Kin Pang Then, Di san van hoa phi vat the quoc gia
Lãnh đạo huyện Mường Lay nhận bằng chứng nhận - Ảnh: Hà Linh
“Lễ Kin Pang Then” (còn gọi là lễ hội té nước) là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo đã có từ rất lâu đời của dân tộc Thái. Đây được xem là nghi lễ mang tính tâm linh của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay về vị thần là các ông Then, bà Then. 
“Lễ Kin Pang Then” thường diễn ra vào dịp đầu xuân (sau Tết Nguyên đán) để gặp mặt các con nuôi về mừng mệnh Then được “vững như trụ bạc, chắc như trụ vàng” và để tạ ơn ông Then, bà Then đồng thời cầu mưa, cầu mùa, cầu phúc, cầu lộc cho cho gia đình và bản Mường.
Trong khi đó, “Nghệ thuật xòe Thái” giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái trên địa bàn thị xã Mường Lay. Thông qua vòng xòe, mối quan hệ làng bản, quan hệ người với người gắn bó hơn, đoàn kết hơn. 
Xuất phát từ trong lao động sản xuất, từ nhu cầu của con người muốn được thư giãn, giải trí sau những giờ lao động vất vả, mệt nhọc, xòe đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của đồng bào Thái Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng. 
Mua xoe Thai va Le Kin Pang Then cong nhan di san van hoa-hinh-anh-1
"Lễ Kin Pang Then" của đồng bào dân tộc Thái trắng. 
Việc “Nghệ thuật xòe Thái” và “Lễ Kin Pang Then” được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh dự, tự hào của đồng bào dân tộc Thái thị xã Mường Lay nói riêng cũng như đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên nói chung. Đồng thời khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm của người dân trong công tác bảo tồn bản sắc văn hóa, quảng bá, tuyên truyền nét đẹp văn hóa độc đáo của địa phương đến với du khách quốc tế.
D.L
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
11 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghệ thuật xòe Thái và Lễ Kin Pang Then được công nhận di sản văn hóa