Siyuan Zhuji cố gắng biến hàng chục lần xét nghiệm COVID-19 của mình thành một tác phẩm nghệ thuật.

Nghệ sĩ Trung Quốc quay video 40 lần xét nghiệm COVID-19 bằng camera trong miệng

Sơn Vân | 30/09/2022, 17:36

Siyuan Zhuji cố gắng biến hàng chục lần xét nghiệm COVID-19 của mình thành một tác phẩm nghệ thuật.

Với hầu hết 1,4 tỉ dân Trung Quốc, việc xét nghiệm COVID-19 thường xuyên đã trở thành chuyện bình thường trong cuộc sống. Siyuan Zhuji đang cố gắng biến chúng thành một tác phẩm nghệ thuật.

Kể từ tháng 3, nghệ sĩ đa ngành 33 tuổi quê ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã tự quay video các bài xét nghiệm axit nucleic của chính mình bằng camera nhỏ trong miệng.

Các video clip của Siyuan Zhuji cho thấy răng, lưỡi và que tăm bông lấy mẫu đang đến gần. Trong một số cảnh quay, nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ có thể được nhìn thấy qua răng của Siyuan Zhuji khi đang thực hiện việc xét nghiệm.

Siyuan Zhuji nói với hãng tin Reuters trong một cuộc phỏng vấn tại studio của mình: “Cuộc sống của chúng tôi là như thế này bây giờ, khoảng thời gian này liên quan đến việc xét nghiệm axit nucleic thường xuyên. Đó là điều bình thường trong thời đại của chúng tôi".

Siyuan Zhuji cho biết ý tưởng làm video đến khi anh bắt đầu xem xét lỗ hổng của miệng, như một điểm xâm nhập của vi rút SARS-CoV-2 và cũng thử nghiệm lặp đi lặp lại để tìm ra nó.

Siyuan Zhuji đã ghi hình khoảng 40 bài xét nghiệm và nói rằng sẽ tiếp tục quay video bằng camera cỡ ngón tay cái miễn là tiếp tục phải xét nghiệm COVID-19 thường xuyên.

Cuối cùng, Siyuan Zhuji đặt mục tiêu phát các video đồng thời trên một màn hình lớn theo dạng hệ thống lưới, cách thể hiện nhanh về cuộc sống thời đại dịch ở Trung Quốc. Anh gọi công việc của mình là Hesuan Jiance, tạm dịch là "xét nghiệm COVID-19".

"Tác phẩm này có thể đại diện cho thời đại này. Đây là điều tôi muốn thể hiện. Nó là ghi lại cuộc sống hiện tại của người dân", Siyuan Zhuji nói.

nghe-si-trung-quoc-quay-video-40-lan-xet-nghiem-covid-19-bang-camera-trong-mieng.jpg
Nghệ sĩ Siyuan Zhuji tạo dáng với camera mà anh đặt trong miệng để quay video hàng chục lần xét nghiệm axit nucleic tại studio của anh ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 30.9 - Ảnh: Reuters

Loại coronavirus mới (vi rút SARS-CoV-2) xuất hiện ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019. Có giai đoạn gần 2 năm, Trung Quốc không có nhiều ca mắc COVID-19 lẫn tử vong do vi rút SARS-CoV-2. Thế nhưng, biến thể Omicron đã mang đến những đợt bùng phát dịch dai dẳng trên khắp Trung Quốc, mà các nhà chức trách phải chiến đấu và áp dụng hàng loạt đợt xét nghiệm.

Ở nhiều nơi, xét nghiệm COVID-19 âm tính được yêu cầu để sử dụng phương tiện giao thông công cộng, vào trường học, nơi làm việc, cửa hàng, ngân hàng, công viên và bất kỳ nơi nào khác mà người dân tụ tập.

Việc Trung Quốc theo đuổi chính sách Zero COVID đồng nghĩa Siyuan Zhuji có thể quay video các bài xét nghiệm một thời gian dài và hơn thế nữa.

Anh nói: “Tôi sẽ tiếp tục quay những đoạn phim này cho đến khi đại dịch kết thúc. Nếu tôi chết trước khi kết thúc đại dịch, tôi sẽ tiếp tục làm điều đó cho đến khi chết".

Cảnh quan các thành phố ở Trung Quốc biến đổi bởi hàng chục ngàn gian hàng xét nghiệm COVID-19

1.000 ngày kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo về một "bệnh viêm phổi do vi rút" ở miền trung Trung Quốc, nhiều quốc gia đã trở lại cuộc sống như trước COVID-19. Chuyện này không xảy ra với Trung Quốc, kể cả ở các thành phố lớn hay nhỏ, khi xét nghiệm PCR định kỳ là điều bình thường mới.

Vào ngày 31.12.2019, văn phòng của WHO tại Trung Quốc đã được thông báo về các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Kể từ đó, loại vi rút được gọi là SARS-CoV-2 đã phát triển thành biến thể Omicron ít độc lực hơn nhưng lây lan nhanh hơn, ra khắp thế giới.

Sau khi Thượng Hải bị phong tỏa vào tháng 4 và tháng 5 để kiểm soát Omicron, việc xét nghiệm COVID-19 thường xuyên đã trở thành thực tế của cuộc sống hàng ngày để đảm bảo phát hiện và cách ly nhanh những người nhiễm SARS-CoV-2 cùng những ai tiếp xúc gần.

Hàng chục ngàn gian hàng lấy mẫu kerbside (gần đường), nơi người dân có thể được xét nghiệm cả ngày lẫn đêm, đã trở thành một nét đặc trưng lâu dài của cảnh quan các thành phố ở Trung Quốc. Cần có bằng chứng về xét nghiệm PCR âm tính vài ngày một lần để đảm bảo khả năng tiếp cận các địa điểm công cộng, nơi làm việc và phương tiện giao thông công cộng, ngay cả khi không có dịch.

Các gian hàng xét nghiệm, thường có cấu trúc giống như thùng chứa được dựng lên giữa vỉa hè, với một số nhân viên y tế mặc bộ đồ hazmat sẵn sàng lấy gạc nhanh cổ họng. Một số gian hàng hoạt động 24/24.

cuu-tong-bien-tap-thoi-bao-hoan-cau-keu-goi-cac-chuyen-gia-len-tieng-ve-chinh-sach-zero-covid.jpg
cuu-tong-bien-tap-thoi-bao-hoan-cau-keu-goi-cac-chuyen-gia-len-tieng-ve-chinh-sach-zero-covid1.jpg
cuu-tong-bien-tap-thoi-bao-hoan-cau-keu-goi-cac-chuyen-gia-len-tieng-ve-chinh-sach-zero-covid11.jpg
cuu-tong-bien-tap-thoi-bao-hoan-cau-keu-goi-cac-chuyen-gia-len-tieng-ve-chinh-sach-zero-covid111.jpg
Người dân xếp hàng để lấy mẫu tại một trạm xét nghiệm axit nucleic, được thiết lập trên toàn thủ đô Bắc Kinh để theo dõi các đợt bùng phát dịch COVID-19 có thể xảy ra - Ảnh: Reuters

Theo truyền thông địa phương, tính đến cuối tháng 5, khoảng 15.000 gian hàng đã được dựng lên ở Thượng Hải. Bắc Kinh có khoảng 10.000, còn Thâm Quyến có hơn 7.000.

"Làm xét nghiệm PCR hai ngày một lần, tôi thực sự cảm thấy đó là một sự lãng phí tài nguyên thuần túy", một người dùng Weibo viết.

Xét nghiệm COVID-19 là ngành kinh doanh đang bùng nổ. Theo một nhà phân tích tại hãng Soochow Securities, nếu tất cả các thành phố cấp một và cấp hai của Trung Quốc, nơi có khoảng 505 triệu cư dân, thực hiện xét nghiệm hàng loạt trong một năm thì chi phí có thể lên tới 1,7 ngàn tỉ nhân dân tệ (238 tỉ USD), hoặc khoảng 1,5% GDP của cả nước vào năm ngoái.

Bài liên quan
Zero-COVID của Trung Quốc gây lo lắng, trầm cảm, suy nghĩ tự tử gấp nhiều lần các chính sách COVID-19 khác
Khi đưa cậu con trai 6 tuổi ra sân bay để đáp chuyến bay từ thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đến thành phố Los Angeles (Mỹ), Jenny Li không chắc liệu họ có thể lên máy bay không.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghệ sĩ Trung Quốc quay video 40 lần xét nghiệm COVID-19 bằng camera trong miệng