Từ ngày 1.1.2018, nhiều nội dung mới của chính sách, pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH) tác động lớn đến người lao động sẽ được triển khai thực hiện.

Ngay từ đầu năm mới, nhiều thay đổi về nghỉ hưu, tiền lương, BHXH có hiệu lực

TTXVN | 30/12/2017, 09:38

Từ ngày 1.1.2018, nhiều nội dung mới của chính sách, pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH) tác động lớn đến người lao động sẽ được triển khai thực hiện.

Tăng mức lương tối thiểu vùng
Theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, từ ngày 1/1.2018 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.760.000 đến 3.980.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Cụ thể:
- Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng (tăng 230.000 đồng so với quy định hiện hành là 3.750.000 đồng/tháng).
- Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng so với quy định hiện hành là 3.320.000 đồng/tháng).
- Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng (tăng 190.000 đồng so với quy định hiện hành là 2.900.000 đồng/tháng).
- Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng so với quy định hiện hành là 2.580.000 đồng/tháng).
2. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Có thêm hai nhóm đối tượng là người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Thay đổi điều kiện về hưu trước tuổi
Theo đó, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%, đã có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được nghỉ hưu khi có đủ điều kiện về tuổi đời như sau:
                                                      
   
Năm nghỉ hưởng lương hưu
   
   
Tuổi đời đối với nam
   
   
Tuổi đời đối với nữ
   
   
2018
   
   
Từ đủ 53 tuổi trở lên
   
   
Từ đủ 48 tuổi trở lên
   
   
2019
   
   
Từ đủ 54 tuổi trở lên
   
   
Từ đủ 49 tuổi trở lên
   
   
Từ 2020 trở đi
   
   
Từ đủ 55 tuổi trở lên
   
   
Từ đủ 50 tuổi trở lên
   
Riêng trường hợp người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì không kể tuổi đời.
4. Thay đổi cách tính lương hưu
Từ ngày 1.1.2018, tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:
Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1.1.2018 trở đi: được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1.1.2018 trở đi: được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
                                                              
   
Năm nghỉ hưu
   
   
Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%
   
   
2018
   
   
16 năm
   
   
2019
   
   
17 năm
   
   
2020
   
   
18 năm
   
   
2021
   
   
19 năm
   
   
Từ 2022 trở đi
   
   
20 năm
   
Điều này đồng nghĩa với việc để đạt mức hưởng lương hưu 75%, lao động nam và nữ kéo dài thời gian đóng BHXH thêm 5 năm. Nhiều phụ nữ bị thay đổi cách tính tiền lương hưu từ 1.1.2018. Trong đó có khoảng 3.000 phụ nữ bị thiệt 10% do cách tính lương hưu mới này.
5. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
Theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 điều 4 và điểm a khoản 3 điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16.11.2015 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, tiền lương đóng BHXH gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác. Theo đó, từ năm 2018, người lao động sẽ phải đóng BHXH bao gồm cả các khoản bổ sung khác. Điều này đồng nghĩa với việc nền tiền lương đóng BHXH sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, cả đại diện Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và BHXH Việt Nam đều khẳng địnhcác khoản bổ sung khác ở đây là các khoản cố định có ghi trong hợp đồng lao động, mức tăng nền tiền lương đóng BHXH sẽ không tăng đáng kể so với trước năm 2018.
6. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng
Tỷ lệ phần trăm (%) hỗ trợ trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể: Bằng 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; Bằng 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Theo TTXVN/Tin tức
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngay từ đầu năm mới, nhiều thay đổi về nghỉ hưu, tiền lương, BHXH có hiệu lực