Dinh Độc Lập từng là trung tâm quyền lực của chế độ VNCH. Sau ngày 30.4.1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, người dân mới có dịp đến đây tham quan. Một trong những khu hấp dẫn nhất, là phòng làm việc dưới lòng đất của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đây là nơi Tổng thống trú ẩn, làm việc khi có nguy biến.

Ngày 30.4, tham quan hầm trú ẩn của Tổng thống chế độ Sài Gòn

Lê Ngọc Dương Cầm | 30/04/2017, 17:29

Dinh Độc Lập từng là trung tâm quyền lực của chế độ VNCH. Sau ngày 30.4.1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, người dân mới có dịp đến đây tham quan. Một trong những khu hấp dẫn nhất, là phòng làm việc dưới lòng đất của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đây là nơi Tổng thống trú ẩn, làm việc khi có nguy biến.

Đi qua lối cầu thang hẹp, khách tham quan sẽ xuống tầng hầm nằm dưới lòng đất. Khách có thể thấy phòng làm việc, phòng ngủ của Tổng thống chế độ Sài Gòn, bảo đảm vẫn nắm được tình hình đất nước khi nguy cấp.

Tại đây còn có bộ phận thông tin liên lạc, gồm nhiều phòng,là nơi nhận, mã hóa các công điện, thay thế đài phát thanh trên mặt đất khi có chiến sự xảy ra. Theo người thuyết minh, trước năm 1975, bộ phậnnày có 41 nhân viên, trong đó có 21 điện báo viên, 6 nhân viên viễn ấn. Số còn lại làm truyền tin lưu động. Bộ phận này đảm bảo thông tin xuyên suốt với các chiến trường, các lực lượng và đại sứ quán của VNCHở Đông Nam Á. Trước năm 1968, tại đây có đài phát thanh dự phòng với máy phát 1 kw phủ sóng vùng Sài Gòn Gia Định và các vùng lân cận. Sau đó tăng công suất với 2 máy phát 10kw để mở rộng vùng phủ sóng đến đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ. Việc thu phát sóng nhờ vào cột ăng-ten cao 45 mét nằm trong dinh. Nhờ tiếp sóng của đài ra-đa Phú Lâm, từ đây có thể truyền tin đến Hoa Kỳ và các đồng minh khác.

Chiếc xe Mercedes Benz 200 W110, sản xuất vào thập kỷ 60, là chiếc xe được Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu sử dụng

Ngoài ra còn có phòng tham mưu tác chiến, đảm nhiệm vai trò thu nhận tin quân sự từ 4 vùng chiến thuật. Thông qua bản đồ tác chiến, bộ phận tham mưu cập nhật, theo dõi và đề xuất, triển khai các kế hoạch hoạt động quân sự. Trong phòng này có Bản đồ Việt Nam bị chia cắt tại vĩ tuyến 17 theo hiệp định Genève năm 1954. Phía Bắc là Việt Nam dân chủ công hòa và phía Nam là Việt Nam cộng hòa.

Theo quan sát của chúng tôi, trong tầng hầm còn có nhiều lối thoát hiểm ngoằn ngoèo, rất đặc biệt,phòng hờtrường hợp Tổng thống phải rời dinh khẩn cấp.

Lối xuống tầng hầm trú ẩn của Tổng thống trong dinh Thống Nhất

Lối đi bên dưới hầm

Phòng trực chiếncủa Tổng thống chế độ Sài Gòn nằm dưới lòng đất phòng khi xảy ra biến cố nghiêm trọng. Phòng này được thiết kếhệ thống điện đàivô tuyến đặc biệt đểđiều hành tác chiến, liên lạc trực tiếp đến đại sứ quán Hoa Kỳ, Bộ tổng tham mưu, tướng tư lệnhcác vùng chiến thuật...

Lối thoát hiểm gần phòng làm việc của Tổng thống

Bên cạnh phòng làm việc là nơi Tổng thống ngả lưngsau những giờ làm việc căng thẳng, với chiếcgiường ngủ khá sơ sài

Ngay sát giường ngủ cũng có lối thoát hiểm.Trong trường hợp Tổng thống phải sơ tán khỏi hầm trú ẩn, rời dinh trong đêm, thì đây là lối đi dành riêng cho Tổng thống

Phòng Tham mưu tác chiến dưới lòng đất, nơi Tổng thống chế độ cũ ngồi chỉ đạo bên ngoài khi có tình trạng nguy cấp

Bản đồ hành chánh của miền nam Việt Nam tại phòng tham mưu tác chiến trước năm 1975

Một phòng truyền tin, mã hóa công điện thuộc bộ phận thông tin liên lạc dưới hầm dinh Độc Lập

Bàn làm việc của nhân viên "điều chỉnh công điện"

Phòng làm việc của Trưởng toán truyền tin

Một phòng nhận tin chiến sự

Nếu không có hệ thống máy điều hòa, quạt gió...khi bước xuống hầm trú ẩn, khách tham quan khó biết mình đang ở sâu dưới lòng đất vì không gian của hầmrất rộng, có thể chứa được cả ngàn người cùng lúc

Trong hầm còn có nhiều lối thoát hiểm ăn sâu dưới lòng đất để ra ngoài khác

Bài, ảnh: Dương Cầm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày 30.4, tham quan hầm trú ẩn của Tổng thống chế độ Sài Gòn