Theo báo cáo vừa công bố ngày 24.3 của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2016 đạt 4,03 tỉ USD, tăng 119% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành chế biến, chế tạo thu hút hàng trăm dự án FDI

Một Thế Giới | 25/03/2016, 04:56

Theo báo cáo vừa công bố ngày 24.3 của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2016 đạt 4,03 tỉ USD, tăng 119% so với cùng kỳ năm trước.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong quý 1/2016, cả nước có 473 dự án FDI mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 2,74 tỉ USD, tăng 125,2% so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, có 203 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,29 tỉ USD, tăng 107% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong 3 tháng, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành nghề lĩnh vực tại Việt Nam.

Báo cáo cho thấy ngành được rót vốn nhiều nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 216 dự án đăng ký mới và 149 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 2,9 tỉ USD, chiếm 72,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đứng thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 11 dự án đăng ký mới và 3 lượt dự án tăng vốn với số tiền 239,8 triệu USD. Đứng thứ ba là lĩnh vực nghệ thuật và vui chơi giải trí với chỉ 1 dự án đầu tư mới và 1 lượt dự án tăng vốn nhưng với số tiền 212,2 triệu USD.

Trong số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam tính đến cuối quý 1, Hàn Quốc là nhà đầu tư dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 888,6 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 554 triệu USD, chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư; Đài Loan đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 465,6 triệu USD, chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư.

Về địa bàn đầu tư, Đồng Nai là tỉnh thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong 3 tháng với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 585,4 triệu USD, tiếp đến là Bắc Ninh với 398,2 triệu USD và Bình Dương với 371,9 triệu USD.

Một số dự án lớn có thể kể đến là dự án Nhà máy Giấy Đại Dương, do doanh nghiệp Đài Loan đầu tư, có tổng vốn đầu tư 220 triệu USD tại Tiền Giang; dự án đầu tư mua sắm và vận hành hệ thống kỹ thuật, thiết bị, công nghệ, phần mềm và kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán trên lãnh thổ Việt Nam với tổng vốn đầu tư 210,58 triệu USD, do Berjaya corporation Berhad (Malaysia) liên doanh với Công ty TNHH một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam đầu tư tại Hà Nội...

Bên cạnh đó, còn có các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng phát triển khu công nghiệp và nhà máy sản xuất bán thành phẩm giầy thể thao, tổng vốn đầu tư 171,4 triệu USD do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại Cần Thơ; hay Dự án Samsung SDI Việt Nam nâng vốn đầu tư thêm 117,6 triệu USD.

Trí Lâm

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành chế biến, chế tạo thu hút hàng trăm dự án FDI