Thị trường thanh toán không tiền mặt trong 2 năm trở lại đây có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng đang đẩy mạnh đầu tư ngân hàng số, cũng như giữa ngân hàng số với ví điện tử, tuy nhiên thị trường vẫn còn rất rộng để khai thác.

Ngân hàng số thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt

28/09/2020, 16:38

Thị trường thanh toán không tiền mặt trong 2 năm trở lại đây có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng đang đẩy mạnh đầu tư ngân hàng số, cũng như giữa ngân hàng số với ví điện tử, tuy nhiên thị trường vẫn còn rất rộng để khai thác.

OCB OMNI: Ứng dụng ngân hàng số thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt

Hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang ngày càng sôi động với sự vào cuộc của hầu hết các ngân hàng. Nhờ vậy, hiệu quả của thanh toán không tiền mặt cũng gia tăng đáng kể.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, đến nay đã có 75 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức thực hiện qua điện thoại di động. Trong 6 tháng đầu năm 2020, số lượng giao dịch qua internet là hơn 200 triệu giao dịch, với trị giá khoảng 12,9 triệu tỉ đồng, tăng 36% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019; số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt hơn 472 triệu giao dịch, với trị giá khoảng 4,9 triệu tỉ đồng, tăng tương ứng 178% và 177% so cùng kỳ năm 2019.

Bên cạnh đó, dịch vụ thanh toán thẻ tiếp tục được các ngân hàng quan tâm phát triển. Đến cuối tháng 6 năm 2020, số lượng thẻ lưu hành đạt mức 106 triệu thẻ, tăng khoảng 14,5% so với cùng kỳ năm 2019; số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt trên 171 triệu giao dịch với giá trị đạt khoảng 399 nghìn tỉ đồng, tăng tương ứng 20,9% và 9,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Cùng với thẻ, giải pháp thanh toán qua mã QR Code được các tổ chức tín dụng, tổ chức tiền gửi thanh toán quan tâm đẩy mạnh như một lựa chọn thanh toán linh hoạt, triển khai nhanh, chi phí hợp lý để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt với nhóm khách hàng là các đơn vị bán hàng nhỏ lẻ. Đến nay đã có khoảng 30 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán QR Code, toàn thị trường có hơn 70.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code.

Là một trong những ngân hàng tiên phong về số hóa trong hệ thống, đặc biệt là sản phẩm OCB OMNI, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở OCB đang gia tăng nhanh chóng. Theo đại diện ngân hàng này, chỉ riêng 8 tháng đầu năm, số lượng đăng ký sử dụng ngân hàng số OCB OMNI đạt gần 1 triệu khách hàng. Nhờ lượng khách tăng nhanh nên trong 8 tháng qua đã ghi nhận gần 11 triệu giao dịch online, gấp đôi cả về số lượng và giá trị so với cùng kỳ 2019. Riêng trong tháng 8.2020, có tổng cộng 1,5 triệu giao dịch online, gấp 2,5 lần về số lượng và 1,5 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Ứng dụng OCB OMNI cung cấp đa dạng tiện ích, tính năng, dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người dùng

Hiện tại bình quân một ngày, hệ thống OCB OMNI xử lý khoảng 50.000 giao dịch, bao gồm chuyển tiền, thanh toán hóa đơn (điện, nước, internet, truyền hình…), topup điện thoại; gấp 3 lần so với cuối năm 2019. Đáng chú ý, các giao dịch tiết kiệm, đầu tư tài chính, bảo hiểm qua OCB OMNI tăng trưởng mạnh trong thời gian qua, số liệu tháng 8.2020 gấp 5 lần so với đầu năm 2020.

Ông Nguyễn Thiện Tâm, Giám đốc chiến lược Ngân hàng số OCB cho biết các giao dịch thanh toán qua ngân hàng số OCB OMNI tăng trưởng mạnh trong năm 2020 nhờ các dịch vụ online 100%, giúp khách hàng dễ dàng sử dụng tại bất cứ đâu thông qua thiết bị di động có kết nối internet hoặc internet banking qua website. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch COVID-19 căng thẳng vừa qua, giao dịch online càng được ưa chuộng nhờ đảm bảo an toàn hơn khi giao dịch tại nhà.

"Để khuyến khích khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ trực tuyến, OCB OMNI thường xuyên mang đến nhiều ưu đãi. Hiện tại, mỗi giao dịch trên OCB OMNI đều được cộng điểm thưởng theo chương trình khách hàng thân thiết – OMNI Rewards, cho phép khách hàng tích điểm đổi quà hoàn toàn online. Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi hoàn tiền, chiết khấu, tặng quà... rất được khách hàng yêu thích và tham gia. Bằng cách mang đến nhiều giá trị hơn cho khách hàng nên lượng khách hàng sử dụng dịch vụ OCB OMNI tăng mạnh trong năm 2020" – ông Tâm lý giải thêm về nguyên nhân khiến khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số nhiều hơn.

Thời gian qua, OCB OMNI đẩy mạnh phát triển, mở rộng hệ sinh thái. Chỉ cần sử dụng App OCB OMNI, khách hàng có thể trải nghiệm trọn vẹn các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm đến dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống (như thanh toán hóa đơn, vé xe, máy bay, đặt phòng khách sạn…).

Dự kiến vào tháng 10 tới đây, OCB OMNI tiếp tục có sự thay đổi mạnh mẽ với việc ra mắt giao diện mới với mục tiêu cá nhân hóa đến từng người sử dụng, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Ngoài ra, khả năng kết nối API với bất kỳ đối tác Fintech sẽ giúp OCB OMNI mở rộng hơn nữa hệ sinh thái, đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu của khách.

"Với tham vọng làm thỏa mãn mọi mong muốn của khách hàng, chúng tôi kỳ vọng giao dịch trực tuyến qua OCB OMNI bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới" – Giám đốc chiến lược Ngân hàng công nghệ số OCB nói.

Thị trường thanh toán không tiền mặt trong 2 năm trở lại đây có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng đang đẩy mạnh đầu tư ngân hàng số, cũng như giữa ngân hàng số với ví điện tử. Ông Nguyễn Thiện Tâm cho rằng thị trường vẫn còn rất rộng để khai thác. Và OCB OMNI tự tin khi sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật chất lượng quốc tế, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng, dựa trên định hướng lấy khách hàng là trọng tâm.

Ở góc độ ngân hàng, OCB cũng kỳ vọng hệ thống khuôn khổ pháp lý cho các dịch vụ ngân hàng mới sẽ nhanh chóng hoàn thiện trong thời gian tới, để các ngân hàng có đầy đủ hành lang pháp lý nhằm phát triển các sản phẩm số mạnh và nhanh hơn nữa.

Q.C

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng số thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt