Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu khẩn trương, tích cực tìm ra giải pháp cơ chế, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB từng bước phục hồi và hoạt động bình thường.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Ngân hàng Nhà nước tích cực tìm giải pháp 'cứu' SCB

Tuyết Nhung 19/04/2024 16:44

Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu khẩn trương, tích cực tìm ra giải pháp cơ chế, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB từng bước phục hồi và hoạt động bình thường.

Đó là khẳng định của ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tại buổi họp báo sáng nay (19.4). Về vụ xét xử Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan, trong đó có những sai phạm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ông Tú cho biết quan điểm của NHNN là tất cả các sai phạm do cá nhân gây ra. Các chính sách, quy định về cho vay, quản lý của Chính phủ, của ngành đã đầy đủ, rõ ràng.

"Những vi phạm là do một số cá nhân cố tình thực hiện sai các quy định của Nhà nước. Do đó họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các cơ quan chức năng đã và đang xử lý rất nghiêm minh các cá nhân có liên quan", ông Tú nhấn mạnh.

Về vụ án Vạn Thịnh Phát cũng như số tiền mà NHNN đã cho vay để hỗ trợ SCB, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết khi SCB rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí được xem như khủng hoảng thì cũng giống như nhiều nước trên thế giới, chức năng của Ngân hàng Trung ương là phải có giải pháp kịp thời để can thiệp, đảm bảo cho ngân hàng thương mại đang khó khăn không đổ vỡ; đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia, cũng như sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại.

NHNN phải có những giải pháp hành động một cách kịp thời. Khi SCB xảy ra sự cố mất thanh khoản vào tháng 10.2023, NHNN có chức năng và luật pháp cũng quy định điều khoản yêu cầu phải thực hiện biện pháp ổn định ngân hàng này. Theo ông Tú, SCB không phải là ngân hàng đầu tiên xảy ra sự cố, trong vòng 10 năm qua cũng đã có những ngân hàng yếu kém, có những ngân hàng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Đơn cử, cách đây 8 - 9 năm có 3 ngân hàng thương mại bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, buộc phải xử lý.

Tuy nhiên, SCB là một trong những ngân hàng có quy mô lớn, có tổng tài sản lớn. Do đó, những giải pháp để xử lý cũng đòi hỏi thủ tục và quy mô hỗ trợ lớn. Đến nay, SCB vẫn đang hoạt động ổn định và NHNN sẽ tiếp tục xây dựng một lộ trình để từng bước tái cơ cấu ngân hàng này.

"Chúng tôi tiếp tục xây dựng lộ trình tái cơ cấu từng bước Ngân hàng SCB. Nghiên cứu khẩn trương, tích cực tìm ra giải pháp cơ chế, tạo điều kiện cho SCB từng bước ổn định, phục hồi và hoạt động bình thường", ông Tú khẳng định.

Trong các biện pháp ổn định SCB, có những khoản cho vay của NHNN đối với ngân hàng thương mại yếu kém. Việc cho vay cung ứng tiền, dù ít hay nhiều đều có công cụ điều hòa lượng tiền đưa ra thông qua việc cho vay Ngân hàng SCB.

"Khi chúng tôi thấy lượng tiền trong nền kinh tế nhiều, dư thừa thì NHNN cũng có biện pháp phát hành tín phiếu để hút tiền về như thời gian vừa qua", lãnh đạo NHNN nói thêm.

Còn đối với ba ngân hàng mua bắt buộc (Dầu khí Toàn cầu, Đại Dương và Xây dựng), NHNN đã hoàn thiện việc định giá để đưa vào đề án tái cơ cấu trong thời gian tới.

Bài liên quan
Phấn đấu ra cáo trạng các vụ án Vạn Thịnh Phát-SCB, FLC… ngay trong năm nay
Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng yêu cầu phấn đấu ban hành cáo trạng truy tố đối với các vụ án xảy ra tại Vạn Thịnh Phát - Ngân hàng SCB, Công ty FLC - Chứng khoán BOS... trong năm 2023.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng Nhà nước tích cực tìm giải pháp 'cứu' SCB