Mặc dù nhiều ngân hàng “mất” hàng nghìn tỉ do phải trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu nhưng có không ít ngân hàng lại rầm rộ tuyển dụng nhiều nhân sự mới với mức lương hấp dẫn.

Ngân hàng 'mất' hàng nghìn tỉ vẫn rầm rộ tuyển nhân viên

Một Thế Giới | 01/09/2015, 09:26

Mặc dù nhiều ngân hàng “mất” hàng nghìn tỉ do phải trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu nhưng có không ít ngân hàng lại rầm rộ tuyển dụng nhiều nhân sự mới với mức lương hấp dẫn.

“Mất” hàng nghìn tỉ vì trích lập dự phòng
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến thời điểm 30.6.2015, tổng tài sản của toàn hệ thống tổ chức tín dụng đạt hơn 6,6 triệu tỉ đồng, tăng 1,52% so với đầu năm 2015.
Ngoại trừ khối ngân hàng cổ phần thì các loại hình tổ chức tín dụng đều tăng tài sản. So với đầu năm, tổng tài sản của khối ngân hàng cổ phần giảm 0,47%.
Thống kê từ các báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2015, có 7/17 ngân hàng có tổng tài sản giảm sau 6 tháng đầu năm. Cụ thể, tổng số tài sản giảm lên tới 52.256 tỉ đồng.
Đáng chú ý, tốc độ giảm mạnh nhất là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank). Cụ thể, tính đến ngày 30.6, tổng tài sản của Eximbank đạt 130.170 tỉ đồng. Như vậy, Eximbank đã giảm 19% tổng tài sản so với đầu năm, có nghĩa là “mất” 30.924 tỉ đồng.
Không kém cạnh, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) cũng giảm 10,5% so với cuối năm 2014, đạt 96.624 tỉ đồng.
Tương tự, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) cũng giảm từ 80.712 tỉ đồng hồi đầu năm xuống còn 77.440 tỉ đồng, tức giảm 4%. Tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) giảm 5,22%, hiện còn 24.433 tỉ đồng…
Trong khi tài sản của nhóm ngân hàng cổ phần bị sụt giảm, nhiều ngân hàng “mất” hàng nghìn thì tài sản của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước lại tăng gần 2,5% so với đầu năm, đạt mức hơn 3 triệu tỉ đồng.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV) có tổng tài sản đạt 724.814 tỉ đồng, tăng 11,45%. Nguyên nhân tổng tài sản BIDV tăng là do nhận sáp nhập từ Ngân hàng MHB. Đây cũng là ngân hàng đứng đầu về quy mô tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Trong khi đó, trường hợp duy nhất trong khối Ngân hàng Nhà nước có tổng tài sản giảm, đó là Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank). Tổng tài sản Vietcombank đã giảm nhẹ 0,08%.
Đặc biệt, trong khi có một số ngân hàng có nhiều thông tin xấu và không ít ngân hàng vẫn đang phải trích lập dự phòng thì rất nhiều nhà băng lại công bố thông tin tích cực.
Theo đó, Techcombank trong 6 tháng đầu năm dù trích lập dự phòng ở mức cao nhưng lợi nhuận vẫn tăng 8,8% so với cùng kỳ, tức đạt hơn 1.030 tỉ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này chỉ còn 2,4%.
MB Bank có lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.830 tỉ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm, nhà băng này đã hoàn thành 58% kế hoạch năm và nợ xấu chỉ còn chiếm 2% trên tổng dư nợ.
VPBank cũng có lợi nhuận trước thuế ấn tượng khi đạt 1.170 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm. Chỉ tính riêng quý II, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này đạt 625 tỉ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ.
Hàng loạt ngân hàng tuyển dụng
Trong 6 tháng đầu năm, hàng loạt ngân hàng gây bất ngờ khi tuyển nhân sự mạnh mẽ. Không chỉ vậy, một số ngân hàng còn duy trì mức trả lương cao cho nhân viên, đặc biệt là nguồn nhân sự cấp cao.
Cụ thể, báo cáo của BIDV cho biết, ngân hàng này đã tăng số lượng nhân viên trên 19%, tức tăng thêm hơn 3.800 nhân viên lên gần 23.000 người. Trong 6 tháng đầu năm 2015, mức lương trung bình nhà băng này chi trả cho nhân viên tăng gần 11% so với cùng kỳ, mức lương trung bình tăng lên gần 25 triệu đồng/tháng.
Ngân hàng VPBank cũng tăng nhân sự trên 19%, tương đương tăng 1.830 người. Số lượng nhân sự tại nhà băng này hiện hơn 11.300 lao động. Không những vậy, lương trung bình trong 6 tháng đầu năm mà ngân hàng này chi trả cho nhân viên cũng tăng hơn 12%. Mức lương trung bình hiện tại là gần 19 triệu đồng/người/tháng.
Không kém cạnh, Sacombank cũng tăng nhân sự lên gần 5,7%, tương đương hơn 710 người. Số lượng nhân viên đang làm việc tại Sacombank hiện có hơn 13,3 ngàn người. Trong khi đó, nhân sự tại MB Bank cũng tăng gần 5,8%, lên trên 7,3 ngàn người.
Ngoài ra, một số ngân hàng như Vietcombank, VietinBank, ACB… rầm rộ đăng tin tuyển dụng ngay từ đầu năm mới để phục vụ kế hoạch mở rộng và phát triển kinh doanh.
Sở dĩ các ngân hàng quyết định tuyển thêm nhiều nhân sự mới trong 6 tháng đầu năm là do sự gia tăng về quy mô tài sản cũng như liên quan tới làn sóng M&A. Đơn cử, BIDV sáp nhập MHB, còn VPBank thì mua lại Công ty Tài chính Than Khoáng sản.
Ngoài ra, nhu cầu đẩy nhanh phát triển các mảng dịch vụ, sản phẩm của ngành ngân hàng cũng là lý do khiến nhiều ngân hàng tuyển dụng mạnh.
Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng 'mất' hàng nghìn tỉ vẫn rầm rộ tuyển nhân viên