Trong thời đại thương mại điện tử bùng nổ và người tiêu dùng muốn nhận hàng ngay ngày đặt, thì đường sá trở nên chật chội bởi vô số phương tiện giao nhận.
Khoa học - công nghệ

Ngầm hóa là tương lai của ngành vận tải

Cẩm Bình 17:13 03/08/2024

Trong thời đại thương mại điện tử bùng nổ và người tiêu dùng muốn nhận hàng ngay ngày đặt, thì đường sá trở nên chật chội bởi vô số phương tiện giao nhận.

Thiệt hại về kinh tế lẫn môi trường rất lớn: 24% khí thải toàn cầu do giao thông tạo ra, xe cộ ùn tắc khiến nhiều nước thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm. Tình hình hiện tại đặt ra yêu cầu đổi mới ngành vận tải.

Giải pháp thu hút sự chú ý nhiều nhất là robot tự hành và máy bay không người lái (UAV). Tuy nhiên một cuộc cách mạng khác thầm lặng hơn cũng đang diễn ra bên dưới mặt đất. Một số công ty đang phát triển tàu cỡ nhỏ tự động, hệ thống băng tải cùng mạng lưới phân phối hoạt động ngầm.

Đây không phải ý tưởng hoàn toàn mới. Trung tâm thương mại thế kỷ 19 từng lắp ống khí nén chuyển món hàng nhỏ khẩn cấp hay thành phố Chicago (Mỹ) từng xây mạng lưới đường hầm chuyển hàng rộng lớn. Giờ đây công nghệ tiên tiến cho phép đội ngũ kỹ sư hiện đại nâng cấp loạt giải pháp cũ này.

Công ty khởi nghiệp ở Anh là Magway tái hiện hệ thống đường ống rộng 1 mét, nhưng sử dụng động cơ từ tuyến tính đẩy toa hàng di chuyển với vận tốc lên đến hơn 80 km/giờ. Hệ thống - gần đây vừa được thử nghiệm tại trung tâm sáng tạo W2 - có lượng khí thải bằng 0 và khả năng chuyển 1.200 toa mỗi phút.

screenshot-2024-08-02-194244.png
Hệ thống vận tải từ tuyến tính của Magway - Ảnh: Magway

Ở châu Á, dân số già hóa nhanh chóng cùng tình trạng thiếu hụt lao động thúc đẩy Nhật lên kế hoạch xây dựng một hệ thống giao thông ngầm tự động dài gần 500km giữa Tokyo với Osaka. Kế hoạch 26 tỉ USD sẽ hoàn thành vào năm 2034.

Dự án tham vọng nhất phải kể đến mạng lưới Cargo Sous Terrain (CST) rộng 6 mét, kết nối các thành phố lớn của Thụy Sĩ với 500km đường ngầm vận chuyển hàng hóa vào năm 2045. Ước tính đường ngầm giúp giảm 40% lưu lượng hàng hóa nặng, lượng khí thải CO2 lẫn ô nhiễm tiếng ồn.

70km đầu tiên kết nối Harkingen - Zurich bắt đầu khoan thử nghiệm vào năm 2023, đến năm 2031 hoạt động chính thức. Thụy Sĩ sẽ sử dụng phương tiện vận tải không người lái, tự động lấy và gửi hàng từ băng tải và thang máy liên kết với trung tâm điều phối trên mặt đất. Đường ngầm dự kiến chia thành 3 làn, hoạt động 24/24.

Đặc biệt CST có thể liên kết với cả hạ tầng hiện tại, đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng cũng như đến ga xe lửa, hải cảng hay sân bay phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu. Chi phí của dự án khoảng hơn 44 tỉ USD.

Lợi ích đi kèm rủi ro

Chi phí khổng lồ cùng công nghệ chưa được chứng minh ở quy mô lớn khiến loạt dự án nêu trên tiềm ẩn rủi ro đáng kể. Hai kế hoạch phát triển tàu siêu tốc chạy trong ống chân không Virgin Hyperloop và Hyperloop của tỷ phú Elon Musk đều bỏ dở giữa chừng, để lại hạ tầng tốn kém.

Nhưng lợi ích của hạ tầng vận tải ngầm là không thể phủ nhận. Ngoài lợi ích môi trường, chúng còn giải phóng không gian để xây nhà ở hoặc thiết lập mảng xanh, đồng thời tạo điều kiện phát triển thị trấn vệ tinh, giảm bớt ùn tắc.

Bài liên quan
TP.HCM: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về kinh doanh vận tải
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới trên địa bàn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngầm hóa là tương lai của ngành vận tải