Hải quân được trang bị “đến tận răng” của Nga và Trung Quốc sắp tới sẽ phải đối mặt với tên lửa tầm xa diệt hạm (LRASM) vượt trội về tầm bắn, sức tàn phá và độ chính xác của Mỹ.

Nga và Trung Quốc lo ngại uy lực sát thủ diệt hạm mới của Mỹ

Cẩm Bình | 21/04/2018, 16:17

Hải quân được trang bị “đến tận răng” của Nga và Trung Quốc sắp tới sẽ phải đối mặt với tên lửa tầm xa diệt hạm (LRASM) vượt trội về tầm bắn, sức tàn phá và độ chính xác của Mỹ.

Tên lửa LRASM là dự án được Cơ quan Nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) và hải quân Mỹ tài trợ. Lockheed Martin đã có được hợp đồng cung cấp loại tên lửa này.

LRASM được xác định có thể tấn công tàu chiến địch đang ở cách xa 500 hải lý (926km). Với khả năng tấn công khi đang ở ngoài tầm bắn của đối phương, lính hải quân Mỹ sẽ được an toàn hơn. Không những vậy, LRASM còn mang được đầu đạn nổ phân mảnh nặng tổng cộng 1.000 pound (hơn 450kg).

Với hệ thống Liên kết dữ liệu vũ khí (Weapon Data Link), LRASM sau khi phóng có thể nhận những thông tin cập nhật về mục tiêu từ máy bay do thám. Khi được chuyển sang chế độ dẫn đường tự động, những cảm biến gắn trên tên lửa sẽ giúp nó liên tục thu thập thông tin về mục tiêu để hoàn thành nhiệm vụ tấn công.

Trong chiến tranh hiện đại, đối phương có thể tác chiến trên mặt trận điện tử để ngăn chặn tên lửa trên thực địa. Những thiết bị làm nhiễu đủ sức khiến tên lửa không nhận được tín hiệu định vị từ GPS. Tuy nhiênLRASM có khả năng đánh trúng mục tiêu bất chấp những nỗ lực gây nhiễu của địch, do sở hữu công nghệ định vị chống nhiễu tiên tiến.

LRASM dự kiến sẽ được trang bị cho hải quân và không quân Mỹ. Giai đoạn đầu hướng đến việc triển khai tên lửa này cho chiến đấu cơ. Những cuộc thử nghiệm phóng tên lửa từ máy bay ném bom B1 của Lockheed Martin cho kết quả đầu hứa hẹn.

F/A-18E/F Super Hornet sẽ là đối tượng được trang bị tiếp theo (dự kiến được thử nghiệm trong năm nay). Máy bay này hoạt động được trên tàu sân bay, vì vậy có thể làm tăng năng lực tấn công của hải quân. Những chiếc Super Hornet bay với tốc độ cao có thể phóng LRASM để tiêu diệt tàu chiến địch trước khi chúng tiếp cận đủ gần để tấn công tàu sân bay.

Cuối cùng, LRASM cũng có thể sớm được triển khai cho những tàu khu trục của hải quân Mỹ, với những cuộc thử nghiệm đầu tiên có thể được tiến hành năm 2019.

LRASM đã được thử nghiệm trên máy bay B1 - Ảnh: Boeing

Phát triển “sát thủ diệt hạm” LRASM rất quan trọng đối với Mỹ. Trong khi nhiều đối thủ như Nga và Trung Quốc đang không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân, từ tàu ngầm đến tên lửa, thì Washington lại dường như không chú ý đầu tư và hiện vẫn dựa vào những tên lửa cũ kỹnhư Harpoon (có “tuổi đời” đã gần 50 năm, tầm bắn tối đa chỉ bằng 1/7 tầm bắn của LRASM).

Mẫu tên lửa gần đây nhất là SM-6s. Loại này được cho có tầm bắn lên đến 200 hải lý (hơn 370km), nhưng đầu đạn của nó lại nhỏ và kém uy lực hơn Harpoon.

Cẩm Bình (theo News)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga và Trung Quốc lo ngại uy lực sát thủ diệt hạm mới của Mỹ