Ngày mai 18.9, hải quân Nga và Trung Quốc tập trận chung, diễn biến mới nhất trong quan hệ hợp tác giữa hai lực lượng quân sự nhằm quyết đẩy Mỹ khỏi châu Á -Thái Bình Dương, theo hãng tin AP.

Nga -Trung tập trận, quyết đẩy Mỹ khỏi châu Á -Thái Bình Dương

Trần Trí | 17/09/2017, 11:32

Ngày mai 18.9, hải quân Nga và Trung Quốc tập trận chung, diễn biến mới nhất trong quan hệ hợp tác giữa hai lực lượng quân sự nhằm quyết đẩy Mỹ khỏi châu Á -Thái Bình Dương, theo hãng tin AP.

Theo người phát ngôn Vladimir Matveyev của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc hải quân Nga, cuộc tập trận chung Phối hợp trên biển 2017 có kịch bản diễn tập là thực hiện nhiệm vụ cứu hộ dưới nước và tập chiến tranh chống ngầm với nhiều vũ khí và tàu chiến, máy bay.

Moscow giúp Trung Quốc tập làm quen địa bàn

Ngày 13.9, các tàu chiến hải quân Trung Quốc (PLAN) đã rời cảng Thanh Đảo (căn cứ của Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc) để cùng Nga tập trận chung ở quân cảng Vladivostok ngày 18.9:

Khu trục hạm Thạch Gia Trang (lớp Type-051C) mang tên lửa dẫn đường, khu trục hạm Đại Khánh, tàu tiếp tế Đông Bình Hồ và tàu cứu hộ tàu ngầm Trường Đào, theo Tân Hoa Xã.

Phối hợp trên biển 2017 được tổ chức tại căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga, theo người phát ngôn hạm đội Vladimir Matveyev, gồm 2 phần: thứ nhất tập trận ven biển từ ngày 18 đến 21.9 ở Vladivostok.

Phần 2 từ ngày 22 đến 26.9, là lần đầu tiên Nga -Trung tập trận ở vùng Biển Nhật Bản gần bán đảo Triều Tiên và Biển Okhotsk ngoài khơi đảo Hokkaido của Nhật Bản, từ ngày 22 đến 26.9.

Nga -Trung hiện liên kết chặt về các vấn đề an ninh và ngoại giao, như cả hai nước đều kêu gọi thương lượng để hạ nhiệt căng thẳng ở bán đảo Triều Tiênvà gợi ý Mỹ-Hàn ngưng tập trận lớn thì CHDCND Triều Tiên sẽ ngưng các hoạt động tên lửa và hạt nhân.

Tuy nhiên, cuộc tập trận chung Nga-Trung ở vùng biển Baltic đã khiến các nước trong khu vực này lo ngại, vào lúc căng thẳng gia tăng vì NATO và Nga đều tăng cường dàn quân. Nga-Trung đều nói cuộc tập trận không nhằm tấn công nước nào.

Theo AP, các tàu chiến Trung Quốc tham gia Phối hợp trên biển 2017 đều rất hiện đại, trong khi PLAN trở thành một thách thức đáng gờm cho hải quân Mỹ lâu nay chiếm ưu thế ở châu Á-Thái Bình Dương.

Trung Quốc hiện có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với hơn 300 tàu chiến, so với hải quân Mỹ có 277 chiếc, theo Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc thuộc Học viện hải chiến Mỹ.

Cục tình báo hải quân Mỹ dự báo từ năm 2020, Trung Quốc sẽ có từ 313 đến 342 tàu chiến. Giáo sư Andrew S.Erickson của Học viện hải chiến Mỹ nói: dù tàu Trung Quốc vẫn kém chất lượng hơn tàu hải quân Mỹ, nhưng việc nhiều tàu chiến sẽ cho phép Trung Quốc có sự hiện diện đáng kể trên vùng biển châu Á-Thái Bình Dương.

Các chuyên gia hải quân nói những cuộc tập trận hải quân ở vùng biển xa khỏi Trung Quốc là cách Trung Quốc muốn khoe khả năng chiến đấu ở cấp toàn cầu.

Chuyên gia quân sự Lý Kiệt (ở Bắc Kinh) nói: “Nếu PLAN muốn là một thế lực hải quân xa bờ thật sựthì PLAN cần có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết và ở những vùng biển không quen thuộc. Chỉ có Nga mới giúp Trung Quốc dạng huấn luyện làm quen địa bàn này”.

Ông còn lưu ý: cuộc tập trận chung vào lúc Mỹ ép Trung Quốc kềm cương Triều Tiên, trong khi Mỹ tiếp tục tập trận cùng Nhật Bản và Hàn Quốc ở vùng biển gần bán đảo Triều Tiên.

Vì thế, “PLAN cần phô trương khả năng sẵn sàng chiến đấu, đề phòng xảy ra một cuộc xung đột quân sự ở khu vực này”, ông Lý Kiệt nói.

Chuyên gia hải quân Nghê Lạc Hùng (ở Bắc Thượng Hải) nói Nhật sẽ không hài lòng cuộc tập trận chung Nga-Trungvì nó diễn ra ở vùng đảo Kuril do Nga kiểm soát, nhưng Nhật cũng đòi chủ quyền và gọi là Lãnh thổ Bắc.

Ông nói: “Moscow sẽ không cần Trung Quốc giúptrong trường hợp xảy ra hải chiến với Nhật, nhưng Nga sẵn sàng tổ chức tập trận trên vùng biển lớn, là cách Nga ủng hộ Bắc Kinh cả về chính trị lẫn ngoại giao”.

Nga-Trung vẫn gườm nhau ở Phối hợp trên biển 2017

Trong 6 năm qua, Nga-Trung đã có 8 cuộc tập trận chung. Hồi năm 2015, Nga-Trung có 2 lần tập trận ở Địa Trung Hải và Biển Nhật Bản.

Từ khi ông Kim Nhật Thành lập nên Triều Tiên và trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) Nga Trung đều ủng hộ Bình Nhưỡng.

Nhưng việc lãnh đạo Kim Jong-un liên tục phóng 2 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong tháng 7, thử bom hạt nhân hồi đầu tháng này và hai lần phóng tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) qua không phận Nhật Bản rồi rơi xuống vùng biển đảo Hokkaido (lần gần đây nhất hôm 15.9) đã khiến Nga-Trung cùng các nước khác đều lên tiếng phản đối.

Mỹ hỗ trợ Hàn Quốc, quyết tâm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, và dưới thời Tổng thống Donald Trumpđã tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, điều cũng khiến Nga-Trung cực lực phản đối.

Vợ chồng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin xem chiến đấu cơ Nga bay biểu diễn

Cuộc tập trận Phối hợp trên biển 2017 có hai giai đoạn, gồm giai đoạn 1từ ngày 22 đến 27.7 ở vùng biển Baltic. Đó là lần đầu tiên Nga-Trung tập trận chung ở vùng biển Bắc Âu.

Theo Newsweek, ở giai đoạn này, khi Trung Quốc nã pháo trên Địa Trung Hải, đến đêm 13.7, Nga liền giương tên lửa điện tử để thử tên lửa 9K720 Iskander-M có thể mang đầu đạn hạt nhân ở Vùng tự trị Do Thái giáp tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc.

Hãng tin Interfax (Nga) dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng: “Khi vào đến khu vực chỉ định, đội hình hoàn thành nhiệm vụ dàn tên lửa, xác định dữ liệu cho cuộc tấn công và phóng tên lửa điện tử”.

Lực lượng tên lửa trên bộ Nga ở khu vực đã nhận hệ thống tên lửa Iskander-M thứ tư hồi tháng 6, thay thế hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật cũ kỹ 9K79-1 Tochka-U, theo trang Diplomat.

NATO gọi Iskander-M là Hòn Đá SS-26. Đây là một loại tên lửa tầm ngắn rất cơ động, đã được triển khai ở vùng Kaliningrad vũ trang dày đặc của Nga ở vùng biển Baltic, gần khu vực tập trận chung Phối hợp trên biển 2017 của Nga-Trung.

Nhưng việc xuất hiện Iskander-M ở Viễn Đông Nga cho thấy Trung Quốc dứt khoát là mục tiêu, trong khi các căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Nhật Bản-Hàn Quốc không nằm trong tầm bắn tối đa 480 km của Hòn Đá SS-26.

Cũng có tin Trung Quốc dàn tên lửa ICBM Đông Phong 41 có thể mang đầu đạn hạt nhân ở vùng biên giới giáp Nga.

Theo Hoàn cầu thời báo, phụ san của Nhân dân nhật báo (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc)tên lửa Đông Phong-41 đã được đưa đến tỉnh Hắc Long Giang (đông bắc Trung Quốc). Tên lửa này có tầm bắn 15.000 km, có thể là tên lửa có tầm bắn xa nhất thế giới.

Nhưng ông Gregory Kulacki, nhà phân tích cấp cao ở Ủy ban các nhà khoa học quan ngại (Union of Concerned Scientists) phản bác thông tin tên lửa Đông Phong 41 đã được trông thấy ở đông bắc Trung Quốc.

Ông nói quả tên lửa trong một video thực ra là một tên lửa mới và nhỏ hơn, nhưng có thể có tầm bắn xa hơn cả tầm bắn của Đông Phong-41.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ tất cả thông tin: "Theo thông tin của Bộ Quốc phòng, các tin tức về cái gọi là triển khai quân sự chỉ là sự đồn đoán trên mạng internet. Trung Quốc đánh giá cao quan hệ điều phối chiến lược dễ hiểu của Trung Quốc và Nga”.

Đáp lại, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố, nói cuộc tập trận chung Nga -Trung nhằm “tăng cường quan hệ Nga-Trung liên quan hợp tác chiến lược tổng thể”, theo TASS.

Trung Trực (theo AP, Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga -Trung tập trận, quyết đẩy Mỹ khỏi châu Á -Thái Bình Dương