Nga đã đặt hệ thống phòng không ở miền Viễn Đông trong tình trạng cảnh giác cao độ, trước nguy cơ tên lửa Triều Tiên có thể bay lạc vào nước Nga, theo một nghị sĩ Nga cho biết. Sự cảnh giác này được đưa ra sau khi Triều Tiên dọa đánh tên lửa vào đảo Guam của Mỹ.
Ngày 11.8, Thượng nghị sĩ Viktor Ozerov, cựu Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Nga nói với hãng tin RIA Novostirằng tình hình căng thẳng quanh Triều Tiên khiếnNgalo ngại và thấycầnphải tăng cườngbiện pháp bảo vệ tổ quốc.
Ông nói quân đội Nga đang trong tư thếsẵn sàng nếu như Triều Tên lại phóng tên lửa mới và nó bay lạc sang Nga.“Tên lửa phòng không Nga đã sẵn sàng bắn hạ tên lửa Triều Tiên mà khả năng bay lạc là rất cao”, ông Viktor Ozerovnói. Không thể rõ ông Ozerov có được Điện Kremlin cho phép lên tiếnghay đây chỉ là nhận định của cá nhânông.
Theo báo New York Times, Bộ Quốc phòng Nga phủ nhận thông tin các đơn vị phòng không ở miền Viễn Đông Nga đang đượcđặt trong tình trạng báo động cao.
Nga chung biên giới với Triều Tiên ở gần thành phố cảng Vladivostok bên bờ Thái Bình Dương.
"Người khôn ngoan thì nên đi trước một bước"
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tiếp tục kêu gọi Mỹ vàTriều Tiên kiềm chế, giảm nhữngtuyên bố "lên gân"khiến quốc tế lo sợ sẽbùng nổ chiến tranh, khi Bình Nhưỡng tiếp tục theo đuổi tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa.
Nga - Trung Quốc đã phản đối việcMỹ tái vũ trang cho Hàn Quốctiếp sau những dọa nạt của Bình Nhưỡng. Nhưng Nga - Trung Quốccũng chính thức phản đối tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đồng ý cùng Mỹ trừng phạt kinh tế Triều Tiên.
Ông Lavrov nói Mỹ là siêu cường thì nên đi trước một bướcđể hạ nhiệt căng thẳng:“Người khôn ngoan vàmạnh hơn sẽ là người đi đầu. Tôi nghĩ khi mọi việcsắp chuyển thành xung đột thìphải có một người rời khỏi vùng nguy hiểm , và người đóchính là người mạnh mẽ, khôn ngoan hơn. Chúng tôi sẽ duy trì hy vọng”.
Ông nói thêm: “Đáng tiếc là những lời nói từWashington và Bình Nhưỡng nay bắt đầu quá đáng. Dù vậy, chúng tôi vẫn tin tưởng sự hợp lý sẽ chiến thắng. Chúng tôi sẽ không chấp nhận một bán đảo Triều Tiên có vũ khí hạt nhân”.
Vị Ngoại trưởng khẳng định Nga cùng Trung Quốc đã đề nghị một kế hoạch hợp lý để Mỹ vàTriều Tiênđều “đóng băng”: “Ông Kim Jong-un ngưng thử hạt nhân, phóng tên lửa đạn đạo. Trong khi đó,Mỹ - Hàn cầnngưng tập trận lớn -điều khiến Triều Tiên biện hộ cho việc thử vũ khí”.
Khi được hỏi về nguy cơ bùng nổ chiến tranh Mỹ - Triều Tiên, ông Lavrov nói: “Các nguy cơ rất cao, nhất là từ những tuyên bố của hai bên”.
Theo Newsweek, báo Washington Post đưa tin Triều Tiên đã có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân gắn lên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và có thể bắn tới lãnh thổ Mỹ.
Ngày 8.8, Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu dọa trút “cơn lửa thịnh nộ” nếu Bình Nhưỡng tiếp tục thử vũ khí. Triều Tiên đáp trảrằng sẽ “trùm lửa” lên đảo Guam.
Ngày 11.8, ông Trump viết trênTwitter: “Quân đội Mỹ đã “lên đạn, khóa nòng”,đề phòng Bình Nhưỡng có hành động hung hăngvà khuyên lãnh đạo Kim Jong-un “chọn con đường khác”.
Ông Kim Jong-un thị sát một kiểu tên lửa tầm xa
Nga "để mặc Mỹ - Trung"xử lý nguy hiểm ởvùng biên giới Nga
Tại hội nghị thượng đỉnh 5 nền kinh tế đang nổi (BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) tại thành phố Hạ Môn (Trung Quốc), Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vànói chuyện về tình hình Triều Tiên.
Các chuyên gia Nga lo ngại rằng dùMỹ không đánh Triều Tiên tổng lựcnhưng Mỹ có thể mở một cuộc tấn công hạn chế.
Ông Vladimir I. Batyuk thuộc Viện nghiên cứu Mỹ - Canada ở Moscow,nói kế hoạch tấn công hạn chế này sẽ phá đổ tính thống nhất mà Mỹ - Nga - Trung đã thể hiện qua việc cùng nhất trí ủng hộ Hội đồng Bảo an LHQ ra nghị quyết trừng phạt kinh tế Triều Tiên.
Ông Batyuk nói với báo Kommersant (Nga): "Nếu Mỹ hành động quân sự đánh Triều Tiên, họ sẽ mất hết sự ủng hộ chính trị của Nga - Trung dành cho chính sách Mỹ đối với Triều Tiên".
Nhà phân tích chính sách đối ngoại độc lập Vladimir Frolovnói rằngNga có phản ứng “thụ động” trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân gần biên giới phía đông Ngavì chú trọng vào tình hình ở Syria và Ukraine. ÔngFlolov viết trên báo điện tử Repuplic (Nga) phàn nàn về việc Nga để mặc Mỹ - Trung xử lý một nguy cơ nghiêm trọng ở biên giới Nga.
Dù Tổng thống Trump hoan nghênh việc Nga - Trung ủng hộ Mỹ trừng phạt Triều Tiên nhưngcác nhà phân tích nói Moscow không có gì để mất khi làm thế, vì quan hệ thương mại Nga - Triều không bị tác động bởi lệnh cấm vận.
Ông Alexander Gabuev, trưởng nhánh Ngaở Chương trình châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Carnegie Moscow, nói với Newsweek: “Cho đến nay, không có dấu hiệu chỉ ra Nga - Trung sẽ lập chiến lược mới đối với Triều Tiên,ngoài việc đã được nêu trong cuộc gặp giữa hai lãnh đạo hai nước hồi đầu tháng 7. Nga không liên quan nhiều đến vụ việc này, cũng không có nhiều công cụ để tác động vào tình hình nên Điện Kremlin thoải mái để Trung Quốc đi đầu”.
“Mỹ và Úc dính nhau ở hông”
Cùng ngày 11.8, lãnh đạo các nước đều lên tiếng báo động về cuộc khẩu chiến giữa Mỹ vàTriều Tiên. Lãnh đạo các nước châu Âu đều phải hủy kỳ nghỉ hè do tình hình chính trị bất ổn, đều chú ý tình hình bán đảo Triều Tiên.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói: “Tôi cho rằng leo thang cãi nhau sẽ không giúpcó được giải pháp cho cuộc xung đột. Tôi cũng không nghĩ nên dùng giải pháp quân sự”.
BàMerkel nói ngoại giao là giải pháp duy nhất và cho rằnglời lẽ của ông Trump không có ích gì: “Đức sẽ tích cực tham gia bất kỳ giải pháp phi quân sự nào vàtôi xem việc leo thang cãi nhau là một câu trả lời sai”.
Thủ lĩnh Jeremy Corbyn của Công đảng Anh (đảng đối lập) nói chiến tranh Mỹ - Triều sẽ là một thảm họa, làm chết hàng triệu người ở vùng biên giới Hàn - Triều và các nước láng giềng.
ÔngGerry Brownlee,Ngoại trưởng New Zealand nhấn mạnh cần một phản ứng ngoại giao mạnh mẽ chứ không phảiđánh phủ đầu Triều Tiên.
Nhưng một số vị lãnh đạo cũng ủng hộ ông Trump khi họ cần trấn an người dân vốn đang lo sợ bùng nổ chiến tranh hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên.
Thủ tướng Úc Malcolm Turbull tuyên bố Úc sát cánh với Mỹ,lên án chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ông nói thêm rằng “Úc và Mỹ dính nhau ở hông”.
Nhiều đồng minh của Mỹ không hài lòng với những tuyên bố hung hăng của lãnh đạo Mỹ, nhưng họkhẳng định Mỹ đúng trong việc lên án chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Ngoại trưởng Đan Mạch Anders Samuelsen ra tuyên bố: “Cộng đồng quốc tế không thể cho phép Triều Tiên phát triển thêm chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Nó cho phép Triều Tiên khủng bố khu vực và xa hơn. Chúng tôi sẽ không chấp nhận mối đe dọa này. Nó phảikết thúc”.
Vĩnh Thụy (theo New York Times, Newsweek)