Chính phủ Nga đang nhờ nhiều công ty Trung Quốc cùng sản xuất vắc xin Sputnik V trong nỗ lực tăng mức sản xuất trong bối cảnh nhu cầu về vắc xin tăng mạnh.

Nga nhờ cậy Trung Quốc sản xuất vắc xin COVID-19

Hoàng Vũ | 04/05/2021, 12:13

Chính phủ Nga đang nhờ nhiều công ty Trung Quốc cùng sản xuất vắc xin Sputnik V trong nỗ lực tăng mức sản xuất trong bối cảnh nhu cầu về vắc xin tăng mạnh.

Thep AP, Nga thông báo đã đạt được 3 thỏa thuận tổng cộng 260 triệu liều vắc xin với các công ty Trung Quốc trong những tuần gần đây. Quyết định này đồng nghĩa với việc các nước Mỹ Latinh, Trung Đông, và châu Phi, vốn đã đặt hàng trước đây, có thể tiếp nhận vắc xin nhanh hơn trong khi các loại vắc xin của Mỹ và Liên hiệp châu Âu chỉ đặt trọng tâm vào nhu cầu tiêm chủng trong nước.

Những chỉ trích trước đây về vắc xin Sputnik V của Nga phần lớn đã bị lắng xuống sau khi dữ liệu công bố trên tạp chí y khoa Anh The Lancet nói rằng thử nghiệm quy mô lớn cho thấy vắc xin của Nga an toàn, với tỉ lệ hiệu quả là 91%.

Tuy nhiên các chuyên gia nêu nghi vấn rằng liệu Nga có hoàn tất lời hứa đối với các nước trên thế giới hay không. Trong khi hứa hàng trăm triệu liều, Nga chỉ mới chuyển giao một phần nhỏ.

vac-xin-nga.jpeg
Vắc xin COVID-19 của Nga - Ảnh: Internet

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trước đó cho biết nhu cầu vắc xin Sputnik V vượt quá khả năng sản xuất trong nước của Nga.

Do đó, để tăng mức sản xuất, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) hỗ trợ tài chính cho Sputnik V, đã ký thỏa thuận với nhiều công ty dược tại các nước khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý…. Tuy nhiên có ít dấu hiệu cho thấy các công ty dược nước ngoài, ngoại trừ những công ty tại Belarus và Kazakhstan, cho tới nay có thể sản xuất được số lượng lớn.

Airfinity, một công ty phân tích khoa học có trụ sở tại Anh, ước tính là Nga đã đồng ý cung cấp khoảng 630 triệu liều vắc Sputnik V cho hơn 100 nước, nhưng chỉ mới có 11,5 triệu liều xuất khẩu cho tới nay.

Hãng thông tấn Ap cho biết, tính đến ngày 27.4, chưa tới 27 triệu vắc xin Sputnik hai liều được sản xuất tại Nga. RDIF tháng trước đã công bố sẽ sản xuất hơn 100 triệu liều vắc xin dưới sự hợp tác với công ty công nghệ sinh học Trung Quốc Hualan Biological Bacterin. Vào tháng 3, Nga cũng đã hợp tác với công ty công nghệ gen Shenzhen Yuanxin (Trung Quốc) để sản xuất 60 triệu liều vắc xin.

Hai thỏa thuận này cộng thêm một thỏa thuận được thông báo vào tháng 11 năm ngoái với công ty dược phẩm Tibet Rhodiola (Trung Quốc). Công ty này đã trả 9 triệu đô la để sản xuất và bán vắc xin Sputnik V tại Trung Quốc. Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) trong tháng 4 đã xác nhận những điều khoản trong thỏa thuận là sản xuất 100 triệu liều với một chi nhánh thuộc công ty Tibet Rhodiola.

Trong những năm gần đây, các công ty vắc Trung Quốc, thay vì sản xuất vắc xin dùng trong nước, đã chuyển hướng cung cấp cho thị trường toàn cầu, với các công ty cá nhân được sự chấp thuận trước của WHO về một số vắc xin nhất định. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các công ty Trung Quốc đã xuất khẩu hàng trăm triệu liều vắc xin.

Các nhà chuyên gia nhận định rằng, không chỉ riêng Trung Quốc, Nga hiện cũng đang tích cực tiến hành chính sách “ngoại giao vắc xin” và có thể gặt hái được một số thành công nhất định.

“Nga đã có thể xây dựng mối quan hệ ngoại giao bền chặt hơn với một số nước trong những lĩnh vực mà trước đây họ chưa thể làm được. Họ đã nắm bắt cơ hội này trong khi Mỹ, Ấn Độ và các quốc gia châu Âu đang tập trung vào cuộc chiến COVID-19 trong nước và phần còn lại của thế giới đang kêu gọi nguồn cung cấp vắc xin”, Imogen Page-Jarrett, một nhà phân tích tại Trung tâm nghiên cứu tình báo kinh tế (EIU), nói với AP.

Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga nhờ cậy Trung Quốc sản xuất vắc xin COVID-19