Sau khi Mỹ bất ngờ ném bom căn cứ không quân Syria sáng 7.4, các chuyên gia Nga nêu 3 kịch bản tương lai, gồm kịch bản nguy hiểm nhất là lính Tổng thống Putin 'choảng nhau" với lính Tổng thống Trump.

Nga-Mỹ sẽ đụng độ quân sự ở chiến trường Syria?

08/04/2017, 14:09

Sau khi Mỹ bất ngờ ném bom căn cứ không quân Syria sáng 7.4, các chuyên gia Nga nêu 3 kịch bản tương lai, gồm kịch bản nguy hiểm nhất là lính Tổng thống Putin 'choảng nhau" với lính Tổng thống Trump.

Chiến đấu cơ Syria ở căn cứ bị tấn công-Ảnh RIA Novosti

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho tiến hành chiến dịch quân sự đầu tiên dưới thời ông, với cáo buộc Tổng thống Syria Bashar Assad dùng vũ khí hóa học thảm sát dân thường ngày 4.4.

Hành động bất ngờ của Mỹ khiến giới phân tích lo lắng về nguy cơ đụng độ giữa quân đội Mỹ và Nga tại Syria, khi cuộc nội chiến tại nước ngày đã kéo sang năm thứ 6 mà chưa có dấu hiệu cho thấy kết thúc.

Họ đưa 3 kịch bản cho tương lai quan hệ Nga-Mỹ:

Kịch bản 1: Nga-Mỹ xung đột vũ trang

Các nhà phân tích Nga không loại trừ khả năng Moscow phản ứng cuộc tấn công của Mỹ vào đồng minh Syria của Nga là một cuộc phô trương sức mạnh quân sự Mỹ.

Nếu Mỹ tiến hành một cuộc ném bom nữa, Nga có thể quyết định bắn hạ vài tên lửa hành trình của Mỹ, theo chuyên gia Alexei Fenenko của Viện các vấn đề an ninh quốc tế RAS. Ngay lúc này, Nga sẽ tăng nỗ lực quân sự ở Syria.

Ông Fenenko nói thêm: Mỹ đã lập kế hoạch phô trương sức mạnh với quân đội Syria từ năm 2013, điều có thể giải thích vụ ném bom 7.4 có thể được xem là sự bắt đầu một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở nước ngoài của Mỹ. Nhưng "không sớm thì muộn, chuyện đối đầu sẽ buộc Nga dùng sức mạnh để phản ứng lại".

Viễn cảnh đánh nhau giữa hai siêu cường Nga-Mỹ không nhất thiết lên tới tầm cỡ chiến tranh hạt nhân giết người hàng loạt. Nó sẽ có thể giống những diễn biến Nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939) khi máy bay Liên Xô đánh quân phát xít Đức-Ý mà không chính thức tuyên chiến.

Ông Fenenko cảnh báo: "Cùng lúc, chúng ta không thể hoàn toàn loại trừ việc dùng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến này. Quân đội Nga-Mỹ đều giữ quyền sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược".

Kịch bản 2: Đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân

Các chuyên gia Nga lưu ý Mỹ ném bom mà không hỏi ý kiến Nga, không xem xét chuyện ném bom có thể tác động thế nào đến tình hình Syria và quan hệ tương lai của Nga-Mỹ.

Chuyên gia Dmitri Suslov của Cao học Kinh tế Nga nói vụ ném bom có nghĩa bộ sậu ông Trump "sẽ theo đuổi chủ nghĩa cứng rắn đơn phương, sử dụng sức mạnh quân sự mà phớt lờ luật pháp quốc tế, trở nên một phiên bản của chính quyền Bush", ý nói việc ông Bush từng đánh Iraq năm 2003 với cớ Tổng thống Saddam Hussein giấu vũ khí hóa học.

Ông Suslov cho rằng Washington sẽ lại muốn ông Assad phải ra đi, nhưng Nga không tính chuyện bỏ rơi đồng minh và sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở Syria.

Đáp lại, Mỹ có thể sẽ không rút lui, vì mục tiêu chính hiện nay của ông Trump là "không tỏ ra yếu ớt, mà phải thể hiện sức mạnh".

Trong bối cảnh này, rất có thể xảy ra leo thang căng thẳng quân sự-chính trị trong quan hệ Nga-Mỹ ở Syria.

Ông Suslov không loại trừ khả năng tình hình này có thể "tái lập căng thẳng" của vụ khủng hoảng tên lửa mà Liên Xô đặt ở Cuba năm 1962, thời điểm mà hai siêu cường đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân.

Tuy nhiên hồi ấy, Nga-Mỹ né được chiến tranh, khi Moscow cho rút tên lửa khỏi "Đảo quốc Tự do" và Mỹ rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Kịch bản 3: Một giải pháp ngoại giao

Không hẳn tất cả các chuyên gia đều nhận định Nga đang chuẩn bị một dạng trả đũa quân sự đối với vụ Mỹ ném bom ở Syria.

Alexander Konovalov, chủ nhiệm Viện Đánh giá chiến lược nói Nga sẽ ngừng hiệu lực của bị vong lục đã ký với Mỹ về ngăn ngừa đụng độ khi hai bên thực hiện những hoạt động quân sự ở không phận Syria. Nga sẽ không mở rộng sự hiện diện quân sự ở nước này do Mỹ không phát động chiến tranh ở Syria và đã tuyên bố tiến hành một cuộc tấn công.

Trong mọi trường hợp, Nga sẽ kháng nghị với các tổ chức quốc tế, nêu vấn đề Mỹ tấn công Syria với Hội đồng bảo an LHQ. Nga cũng sẽ nói chuyện với Mỹ về cuộc điều tra nghi án Syria dùng vũ khí hóa học thảm sát dân thường.

Vấn đề là Mỹ sẽ hồi âm thế nào với những nỗ lực trên của Moscow?

Nhà phân tích Vladimir Sotnikov của Việt nghiên cứu Trung Đông lưu ý mối quan hệ Nga-Mỹ hiện tùy thuộc chuyến thăm Moscow của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vào hai ngày 11, 12.4 tới.

Ông Sotnikov nói: "Vị Ngoại trưởng Mỹ sẽ có một nhiệm vụ nhạy cảm. Một mặt, ông ấy sẽ phải giải thích quyết định ném bom Syria của ông Trump. Mặt khác, ông phải duy trì các mối quan hệ với Moscow".

Ông Sotnikov cũng nhấn mạnh Mỹ cần Nga giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, và Washington sẽ phải tìm được tiếng nói chung với Nga về Syria.

Kim Hương (theo Russia beyond the headlines)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công điện của Thủ tướng về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27.11.2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga-Mỹ sẽ đụng độ quân sự ở chiến trường Syria?