Hai loài giun tròn sống hàng chục ngàn năm trước, bị đông đá trong lớp băng vĩnh cửu đã được các nhà khoa học Nga hồi sinh và đang ăn uống bình thường.
Khám phá của các nhà khoa học Nga nói lên nhiều điều, khi con người đang muốn hồi sinh các loài động vật đã bị tuyệt chủng từ nhiều ngàn năm trước.
Theo Viện Vật lý-Hóa học và các vấn đề sinh học của khoa học đất Nga, Đại học bang Moscow, Trạm Sinh học Biển Trắng Pertsov, Đại học Quốc gia Moscow, Trường Kinh tế Cao cấp Moscow và Khoa Địa chất của Đại học Princeton thì những con giun mà họ tìm thấy trong khối băng vĩnh cửu tại Siberia đã hồi sinh. Những con giun này đã bị đóng băng hàng chục nghìn năm từ Thế Pleistocen hay thế Canh Tân.
Cả hai nhóm cá thể giun này đã được phân tích, cho thấy chúng có mối liên quan sinh họcvới nhữngloài giun tròn hiện đại. Sau khi được rã đông, những con giun bắt đầu cho thấy có dấu hiệu của sự sống, rồi từ từchúng di chuyển cũng như ăn trở lại như bình thường.
Một trong những con giun được tìm thấy trong bức tường duvanny Yar ở phía dưới của sông Kolyma, cóniên đại 32.000 năm tuổi.Một cá thể khác, được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu gần sông Alazeya vào năm 2015 và khoảng 41.700 năm tuổi.
Cả hai cá thể giun này là loài động vật sống lâu nhất trên Trái đất và chúng đều là con cái. Hiện cả hai cá thể giun lâu năm này đang sống tại Viện Vật lý-Hóa học và các vấn đề sinh học của khoa học đất Nga.
Việc những con giun vẫn có thể sống trong điều kiện cực lạnh (cryobiosis), sau khi bị đông lạnh nhanh (cryoconservation) là một điều thú vị, cần phải được nghiên cứu sâu để ứng dụng vào trong thực tế nhiều hơn nữa, đặc biệt là trong nghiên cứu thủ thuật cryoconservation để giúp đưa động vật, con người vào trạng thái ngủ đông trong nhiều năm.
Thiên Hà (theo Slashgear)