Ngành y tế TP.HCM vừa có chủ trương đến năm 2017 sẽ đưa hầu hết các bệnh viện công vào tự chủ tài chính, một số bệnh viện còn tự chủ luôn cả chi đầu tư như một doanh nghiệp. Mô hình bệnh viện công biến thành doanh nghiệp đang là một hướng đi tích cực nhưng nhiều bệnh viện đang dè dặt, chưa tự tin để thực hiện mô hình này.

Nếu tự chủ, lương bác sĩ bệnh viện công sẽ đạt mức trung bình 50 triệu đồng/tháng

Hồ Quang | 14/07/2016, 05:21

Ngành y tế TP.HCM vừa có chủ trương đến năm 2017 sẽ đưa hầu hết các bệnh viện công vào tự chủ tài chính, một số bệnh viện còn tự chủ luôn cả chi đầu tư như một doanh nghiệp. Mô hình bệnh viện công biến thành doanh nghiệp đang là một hướng đi tích cực nhưng nhiều bệnh viện đang dè dặt, chưa tự tin để thực hiện mô hình này.

Theo ôngNguyễn Duy Thuận, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế y tế và Quản trị bệnh viện TP.HCM, với những điều kiện hiện có, chỉ cần cho các lãnh đạo các bệnh viện tự quyết là có thể tự chủ được tài chính và cả tự chủ trong chi đầu tư như một doanh nghiệp.

“Điểm yếu lớn nhất hiện nay của các bệnh viện là giám đốckhông có quyền tự quyết. Nếu có quyền tự quyết và có hướng dẫn cụ thể về tự chủ như thế nào, tôi tin các bệnh viện sẽ làm tốt. Thực tế trong 7 bệnh viện công (Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Tai Mũi Họng, Bệnh viện Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Da liễu và Bệnh viện quận Bình Thạnh) đang tự chủ tài chính, mỗi tháng trả lương cho bác sĩ từ 50 đến 100 triệu đồng và trong két sắtcòn dôi dư hàng trămđến hàng nghìn tỉđồng. Do đó, việc các bệnh viện nàychi đầu tư là dư sức, đủ để có thể xây dựng một bệnh viện mới tương đương”, ông Thuận chia sẻ.

Dựa vào đâu ông cho rằngnhững bệnh viện trên dư sức để chi đầu tư, thậm chí xây xựng thêm nhiều bệnh viện mới tương tự cũng đủ khả năng?

Thực tế hiện nay, lượng bệnh nhân tại các bệnh viện này rất đông. Ngay như Bệnh viện Tim Tâm Đức – một bệnh viện tư có lượng bệnh nhân chưa bằng một số bệnh viện trên nhưng vẫn tự chủ hoàn toàn kể cả chi đầu tư và các khoản chi khác của một bệnh viện tư.

Về mô hình không có gì là không tự chủ được. Vấn đề quan trọng là người quản lý bệnh viện muốn tự chủ hay không, chứ không nằm ở chỗ bác sĩ hay bệnh nhân. Với địa bàn TP.HCM, xét về mặt thị trường đây là nơi có nguồn cung tốt nhất, bác sĩ giỏi nhất, tận tâm, dịch vụ tốt… nên chắc chắn bệnh nhân các tỉnh sẽ đổ dồn về.TP.HCM trở thành thị trường khám sức khỏe có nguồn cung lớn.

Chỉ cần 20 triệu dân ở TP.HCM và các tỉnh, thành trong khu vực phía Nam đến khám chữa bệnh, chấp nhận thanh toán cho y tế (bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm khác) và với lực lượng bác sĩ hiện có thì gần như các bệnh viện của TP đều có thể tự chủ được hết. Chỉ cóbệnh viện này giàu hơn bệnh viện kia, chứ không có bệnh viện nào tự chủ mà thua lỗ.

Nhưng nhiều bệnh viện, nhất là các bệnh viện quận,huyệnvẫn chưa tự chủ được do có lượng bệnh nhân thấp, tài chính eo hẹp, liệu rằng họ có thể tự chủ được không?

Với những bệnh viện như: Từ Dũ, Hùng Vương, Mắt, Răng Hàm Mặt, Da liễu… là những bệnh viện chuyên khoa nên việc tự chủ rất dễ vì chi thường xuyên không nhiều; còn Bệnh viện quận Bình Thạnh là bệnh viện đa khoa, tiền khám chỉ 35 nghìn đến 60 nghìn đồng nhưng vẫn trả lương bác sĩ cao, tự chủ được tài chính. Với một bệnh viện quận như Bình Thạnh còn tự chủ được, trong khi đó nhiều bệnh viện quận khác như: Tân Bình, Phú Nhuận, Đa khoa Khu vực Củ Chi, quận 10, quận 2… lượng bệnh nhân khá đông. Vì thế các bệnh viện quận, huyện hiện nay đều có thể tự chủ được hết. Ngay nhưcác bệnh viện TP như: Trưng Vương, Nhân dân Gia Định, Nhân dân 115… cũng có thể tự chủ được.

Muốn tự chủ phải có thu nhập cao, đối với bệnh viện muốn có thu nhập cao phải có nhiều bệnh nhân. Nhưng thực tế nhiều bệnh viện quận,huyện đang có lượng bệnh nhânrất thấp, nhất là các bệnh viện trong nội thành, gần với những bệnh viện tuyến cuối của TP nênrất khó để có thể “hút” bệnh nhân?

Một số bệnh viện quận,huyện nằm gần các bệnh viện tuyến cuối của TP như: Bệnh viện Bình Thạnh, Bệnh viện quận 10vẫn rất đông bệnh nhân, thậm chí Bệnh viện quận 10 có khi còn quá tải. Chúng ta chưa cần nhìn sâu bên trong, chỉ cần nhìn bên ngoài sẽ thấy Bệnh viện quận 10 nằm gần khá nhiều bệnh viện tuyến cuối (Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Chợ Rẫy…) nhưng bệnh viện này vẫn hút bệnh nhân.

Nếu chúng ta nhìn sâu hơn, để các bệnh viện tự chủ, ngoài cho phép tự chủ phải hướng dẫn các công tác tài chính cơ bản để bệnh viện tự chủ. Nếu bệnh viện chữa hết bệnh, môi trường sạch sẽ, bác sĩ tận tình (vật chất và tinh thần), giá dịch vụ y tế bệnh nhân có thể trả được thì chắc chắn sẽ “hút” bệnh nhân. Phải hiểu một điều rằng, bệnh nhân chi trả tiền là để mua sự quan tâm, chăm sóc của bác sĩ để có khả năng hết bệnh.

Vấn đề lúc này là chúng ta phải hướng dẫn cho bệnh viện phương pháp quan sát, công cụ để đánh giá hiệu quả. Khi có công cụ, bệnh viện sẽ biết chỗ nào cần tăng, chỗ nào cần giảm, chỗ nào cần đầu tư, chỗ nào không cần đầu tư; góp phần làm hài lòng bệnh nhân. Khi bệnh nhân hài lòng chắc chắn bệnh nhân sẽ đông và bệnh nhân đông thì sẽ tự chủ được.

Bước 1 là tự chủ thu chi thường xuyên, bước 2 là tự chủ chi đầu tư.Ở thu chi thường xuyên, để đạt mức lương bác sĩ trung bình 50 triệu đồng/tháng, điều dưỡng10 đến 15 triệu đồng/thángchỉ cần hơn 1 năm là các bệnh viện có thể đạt được.

Nhưng thực tế, nhiều bệnh viện vẫn chưa sẵn sàng, nếu không muốn nói là lo ngại việc tự chủ trong thu chi, nhất là tự chủ cả chi đầu tư. Điều này là do đâu, thưa ông?

Để thực hiện tự chủ có hiệu quả, lãnh đạo bệnh viện phải nhìn nhận được chi phí tổng thể để có thể cắt giảm chi phí từng khâu, từng thành phần. Do đó để các bệnh viện tự chủ chúng ta phải hướng dẫn phương pháp thực hiện thì các bệnh viện mới biết thế nào là hiệu quả.

Tôi lấy ví dụ, thay vì bệnh viện sử dụng viên thuốc 1.000 đồng để chữa cho bệnh nhân tới 7 ngày mới hết bệnh nên sử dụng viên thuốc 5.000 đồng chỉ cần 3 ngày bệnh nhân hết bệnh.Với 3 ngày hết thì 3 ngày nằm trong bệnh viện cộng với chi phí bác sĩ, chi phí điều dưỡng, chi phí khử trùng… tiền tiết kiệm được lớn hơnrất nhiều so với tiền trong 4 ngày tiếp theo. Vậy tại sao chúng ta không chọn viên thuốc 5.000 đồng để điều trị bệnh nhân có 3 ngày hết bệnh mà chọn viên thuốc 1.000 đồng để phải điều trị bệnh nhân đến 7 ngày mới hết bệnh.

Giám đốc một bệnh viện không nắm được điều này mà phải là những người làm tài chính, làm kinh doanh. Bác sĩ không được trang bị công cụ này để phân tích nên đó là lý do một số bệnh viện nghĩ rằng họkhông tự chủ được. Nếu bác sĩ có công cụ phân tích thì việc tự chủ là nằm trong lòng bàn tay.

Xin cảm ơn ông!

Hồ Quang
Bài liên quan
Với smartphone tự chủ 100%, Huawei thách thức lệnh cấm của Mỹ
Sự ra mắt của chiếc điện thoại thông minh mới nhất từ Huawei đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc cạnh tranh công nghệ khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu tự chủ, lương bác sĩ bệnh viện công sẽ đạt mức trung bình 50 triệu đồng/tháng