Theo mô hình mới của các nhà khoa học tại Trung Quốc và Mỹ, Trung Quốc có nguy cơ ghi nhận hơn 1,5 triệu ca tử vong do COVID-19 nếu nước này từ bỏ chính sách 'Zero-COVID' mà không có bất cứ biện pháp bảo vệ nào, như tăng cường tiêm chủng cho người dân và tiếp cận các phương pháp điều trị.

Nếu từ bỏ 'Zero-COVID' khi chưa có biện pháp hữu hiệu, Trung Quốc có thể bị nặng hơn

Đan Thuỳ | 11/05/2022, 11:31

Theo mô hình mới của các nhà khoa học tại Trung Quốc và Mỹ, Trung Quốc có nguy cơ ghi nhận hơn 1,5 triệu ca tử vong do COVID-19 nếu nước này từ bỏ chính sách 'Zero-COVID' mà không có bất cứ biện pháp bảo vệ nào, như tăng cường tiêm chủng cho người dân và tiếp cận các phương pháp điều trị.

Cảnh báo này được đưa ra sau một số báo cáo được công bố gần đây từ các cố vấn y tế cấp cao ở Trung Quốc cho rằng chính sách "Zero- COVID" vẫn là phương pháp cần thiết để đánh bại đại dịch COVID-19.

Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi "Zero-COVID" ngay cả khi hầu hết các quốc gia khác từng ủng hộ chính sách này đã chuyển sang sống chung với vi rút để mở cửa lại nền kinh tế. 

ap22004295894637.jpeg
Nhân viên y tế xịt khử khuẩn tại đường phố Bắc Kinh - Ảnh: Internet

Với chính sách này, các nhà chức trách Trung Quốc đã phong tỏa những khu vực dân cư lớn để ngăn chặn sự lây lan của vi rút, giúp đối phó với bất kỳ đợt bùng phát mới nào có thể diễn ra, ngay cả khi chỉ một số ít người có kết quả xét nghiệm dương tính.

Thượng Hải, thành phố 25 triệu dân, đã bị phong tỏa nghiêm ngặt trong gần 6 tuần khi phải đối mặt với đợt bùng phát COVID-19 lớn nhất Trung Quốc, trong khi sự tức giận của người dân và áp lực kinh tế ngày càng gia tăng.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Medicine cho thấy việc loại bỏ hoàn toàn chính sách "Zero-COVID" có thể gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng. Các tác giả viết: "Mức độ miễn dịch được tạo ra bởi chiến dịch tiêm chủng vào tháng 3.2022 sẽ không đủ để ngăn chặn làn sóng biến thể Omicron".

Họ dự báo nhu cầu cao điểm về chăm sóc đặc biệt sẽ gấp hơn 15 lần, gây ra khoảng 1,5 triệu ca tử vong, dựa trên dữ liệu thu thập trên toàn thế giới về mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron. 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết số người chết có thể giảm nhiều nếu tập trung vào tiêm chủng. Hiện nay chỉ có khoảng 50% người trên 80 tuổi ở Trung Quốc được tiêm phòng COVID-19.

Ben Cowling, nhà dịch tễ học tại Đại học Hồng Kông, cho biết: "Sự sẵn có của vắc xin và thuốc kháng vi rút mang lại cơ hội thoát khỏi chính sách "Zero-COVID". Tôi không thể nghĩ bây giờ phải chờ đợi thêm gì để thực hiện điều đó". Song ông Ben Cowling cũng cảnh báo rằng quá trình chuyển đổi phải diễn ra từ từ.

Tuy nhiên, các cố vấn y tế của chính phủ ở Trung Quốc cho đến thời điểm hiện tại vẫn cương quyết giữ vững chính sách "Zero-COVID". 

Trong một bức thư được tạp chí y tế Lancet xuất bản vào tuần trước, một nhóm chuyên gia y tế Thượng Hải cho biết vai trò quan trọng của thành phố này đối với nền kinh tế Trung Quốc khiến cho việc áp dụng chính sách "Zero-COVID" là không thể tránh khỏi. Nhóm chuyên gia viết: "Sự lây lan của vi rút từ nơi này sang nơi khác có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không thể tưởng tượng được".

Họ cho biết những chính sách "Zero-COVID" năng động của Thượng Hải sẽ "khắc phục các liên kết yếu của rào cản miễn dịch trong dân số trên toàn quốc".

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu từ bỏ 'Zero-COVID' khi chưa có biện pháp hữu hiệu, Trung Quốc có thể bị nặng hơn