Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới nhận định chính sách "Zero-COVID" của Trung Quốc là không bền vững.

WHO đánh giá chính sách 'Zero-COVID' của Trung Quốc không bền vững

Đan Thuỳ | 11/05/2022, 10:19

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới nhận định chính sách "Zero-COVID" của Trung Quốc là không bền vững.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 10.5: “Chúng tôi không nghĩ rằng chính sách "Zero-COVID" là không bền vững khi xét trên sự biến đổi của vi rút và những gì chúng ta dự đoán trong tương lai. Nay chúng tôi đã thảo luận vấn đề này với các chuyên gia Trung Quốc và chỉ ra rằng chính sách này sẽ không bền vững... Tôi nghĩ rằng một sự thay đổi vào lúc này sẽ rất quan trọng".

Ông Tedros cho biết việc nâng cao kiến ​​thức về vi rút SARS-CoV-2 và các biện pháp tốt hơn để chống lại nó cũng cho thấy đã đến lúc phải thay đổi chiến lược.

anh-chup-man-hinh-2022-05-11-luc-09.05.10.png
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: Internet

Bình luận này được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh quyết tâm chống lại đại dịch COVID-19 bằng các biện pháp cứng rắn ngay cả khi chúng gây ra thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Sau phát biểu của ông Tedros, Giám đốc phụ trách các trường hợp khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho biết tác động của chính sách "Zero-COVID" đối với nhân quyền cũng cần được xem xét.

Ông Ryan nói: "Chúng tôi cho rằng cần cân bằng các biện pháp chống dịch với các tác động của chúng đối với xã hội và nền kinh tế". 

Ông cũng lưu ý rằng Trung Quốc đã ghi nhận 15.000 ca tử vong kể từ khi vi rút SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019. Đây là một con số tương đối thấp so với gần 1 triệu người đã tử vong bởi COVID-19 tại Mỹ, hơn 664.000 người ở Brazil và hơn 524.000 người ở Ấn Độ. 

Các đợt bùng phát dịch mới cũng nhấn mạnh sự khó khăn để ngăn chặn biến thể Omicron lây lan với tốc độ nhanh.

Với chính sách "Zero-COVID", các nhà chức trách Trung Quốc đã phong tỏa các khu vực dân cư lớn để ngăn chặn sự lây lan của vi rút nhằm đối phó với bất kỳ đợt bùng phát mới nào có thể diễn ra, ngay cả khi chỉ một số ít người có kết quả xét nghiệm dương tính.

Chính quyền thành phố Bắc Kinh tiếp tục siết chặt công tác kiểm soát dịch sau khi có thêm nhiều ca được ghi nhận. Cơ quan y tế Bắc Kinh cho biết kể từ ngày 12.5 người dân vào những nơi công cộng được yêu cầu cung cấp chứng nhận xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ. 

Bắt đầu từ ngày 10.5, Bắc Kinh tiến hành xét nghiệm a xít nucleic trên toàn thành phố chia theo quận và theo ngày. Tính đến ngày 9.5, Bắc Kinh đã tổ chức 9 đợt xét nghiệm a xít nucleic hàng loạt trên toàn khu vực. 

anh-chup-man-hinh-2022-05-11-luc-09.05.03.png
Một khu phố vắng vẻ tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: Internet

Trong khi các quận đang thực hiện những đợt xét nghiệm đại trà mới, toàn bộ các nhà hàng trên toàn thành phố tiếp tục tạm dừng các dịch vụ ăn uống tại chỗ, các buổi biểu diễn, địa điểm giải trí, phòng tập thể dục và quán cà phê internet cũng tạm thời đóng cửa. Một số trung tâm mua sắm và công viên đã thông báo ngừng hoạt động. 

Ngoài ra, các trường tiểu học và trung học, mẫu giáo và trung học dạy nghề ở Bắc Kinh cũng tạm ngừng hoạt động và việc giảng dạy được thực hiện trực tuyến.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO đánh giá chính sách 'Zero-COVID' của Trung Quốc không bền vững