Theo dự báo của Oxford Economics và Daiwa Capital Markets, nếu ứng cử viên Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, kinh tế Mỹ và Trung Quốc mỗi nước "bốc hơi" 1.000 tỉ USD. Thật ra nếu Trump bước vào Nhà Trắng sẽ không gây hiệu ứng tiêu cực cho kinh tế Mỹ, kinh tế Trung Quốc và cả nền kinh tế toàn cầu như dự báo.

Nếu Trump đắc cử, Mỹ và Trung Quốc sẽ không mất 1.000 tỉ USD?

24/09/2016, 06:01

Theo dự báo của Oxford Economics và Daiwa Capital Markets, nếu ứng cử viên Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, kinh tế Mỹ và Trung Quốc mỗi nước "bốc hơi" 1.000 tỉ USD. Thật ra nếu Trump bước vào Nhà Trắng sẽ không gây hiệu ứng tiêu cực cho kinh tế Mỹ, kinh tế Trung Quốc và cả nền kinh tế toàn cầu như dự báo.

Ứng cử viên Donald Trump với những trò khôi hài trên đường vào Nhà Trắng. Biếm họa của Bob Englehart.

Reuters ngày 13.9 đưa tin theo tính toán của Trung tâm nghiên cứu kinh tế Oxford Economics thuộc Đại học Oxford (Anh), tỉ phú Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ có thể làm thiệt hại cho kinh tế Mỹ 1.000 tỉ USD trong nhiệm kỳ của ông.

Reuters tường thuật: Nếu ông Trump thành công trong việc được Quốc hội Mỹ thông qua các chính sách của ông, hậu quả có thể khiến kinh tế Mỹ sụt giảm gần 5% GDP và ảnh hưởng đến sự phục hồi dự kiến ​​tăng trưởng toàn cầu".

Theo Oxford Economics, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ổn định với khoảng 2% từ năm 2017 và GDP đạt 18.500 tỉ USD vào năm 2021. Song nếu Trump đắc cử tăng trưởng sẽ chậm lại, giảm gần bằng 0% trong năm 2019 và GDP chỉ đạt 17.500 tỉ USD vào năm 2021.

Cộng hưởng thêm sự ảm đạm là kết quả phân tích của Daiwa Capital Markets (công ty chuyên nghiên cứu về thị trường vốn) cho thấy nếu tỉ phú Trump được bầu làm tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, điều đó cũng sẽ khiến kinh tế Trung Quốc “bốc hơi” khoảng 1.000 tỉ USD.

Theo Daiwa Capital Markets, với mức thuế 45% mà Trump dọa áp dụng cho hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ sẽ làm giảm 4,82% GDP Trung Quốc, tương đương 500 tỉ USD. Điều đó cũng sẽ khiến các công ty nước ngoài thoái vốn khỏi Trung Quốc với khoảng 426 tỉ USD.

Rõ ràng qua các dự báo từ kết quả nghiên cứu và phân tích ở trên cho thấy nếu ứng cử viên Donald Trump bước vào Nhà Trắng, đó sẽ là thảm họa với hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới nói riêng và là điều xấu với kinh tế toàn cầu nói chung.

Tỉ phú Donald Trump đã phá vỡ nguyên tắc của chính trị truyền thống khiến ông phải đối mặt với không ít khó khăn - Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, với cá nhân người viết thì điều tồi tệ sẽ không xảy ra, thậm chí là hiệu ứng ngược lại khi vị tỉ phú bất động sản được bầu làm người đứng đầu Nhà Trắng.

Mỹ không bị thiệt hại vì hàng giá rẻ Trung Quốc xuất siêu vào thị trường Mỹ

Theo báo The New York Times ngày 3.6, Donald Trump từng lên án Trung Quốc là "kẻ ăn cướp". Điểm mấu chốt là việc Bắc Kinh thao túng tiền tệ để gây bất bình đẳng, qua đó tạo lợi thế cho việc xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc vào thị trường Mỹ.

Theo báo Mỹ thì chuyện đó đã diễn ra cả thập kỷ, song lúc này mối đe dọa của kinh tế Trung Quốc đối với Mỹ không phải vì kinh tế mạnh mẽ mà là nguy cơ rất dễ sụp đổ. Do đó, dù Trung Quốc có tác oai tác quái cũng không đáng ngại bằng việc kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn.

Nghĩa là kinh tế Mỹ bị Trung Quốc “phá hoại” còn tốt hơn là không có điều ấy. Tại sao vậy?

Xin đưa ra bài toán về thiệt-hơn của kinh tế Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc. Theo số liệu từ atlas.media.mit.edu, trong năm 2014 các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc với tổng trị giá là E=134 tỉ USD và nhập hàng hóa từ Trung Quốc là I = 432 tỉ USD.

Với hàng giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc thì các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ và người tiêu dùng Mỹ được lợi (A), còn các doanh nghiệp sản xuất nội địa tại Mỹ bị thiệt hại (B).

A = chênh lệch do hàng giá rẻ, B = lợi nhuận có được khi sản xuất ra hàng lượng hóa có giá trị bằng A.

Nếu A – B = A, tức B = 0, Mỹ không bị thiệt hại vì nhập hàng giá rẻ từ Trung Quốc.

Nếu A – B > A, tức B < 0,="" mỹ="" bị="" thiệt="" hại="" vì="" nhập="" hàng="" giá="" rẻ="" từ="" trung="">

Nếu A – B < a,="" tức="" b=""> 0, Mỹ có lợi nhờ hàng giá rẻ nhập từ Trung Quốc.

Đặt trường hợp giá hàng hóa nhập từ Trung Quốc thấp hơn giá hàng hóa do doanh nghiệp Mỹ sản xuất là 10% (giá hàng Trung Quốc = 90% hàng Mỹ) thì với 432 tỉ hàng nhập từ Trung Quốc năm 2014, giá trị “Mỹ hoá” sẽ là: IN = I x 100/90 = 432 tỉ x 100/90 = 480 tỉ USD.

Nghĩa là thay vì phải nhập với trị giá 480 tỉ USD, các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ chỉ phải trả cho đối tác Trung Quốc 432 tỉ USD. Như vậy: A = 480 tỉ- 432 tỉ= 48 tỉ USD.

Theo số liệu của IMF, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,4% trong năm 2014 và theo Bloomberg thì chi tiêu hộ gia đình đóng góp tới 70% vào chỉ số tăng trưởng. Vậy tỉ suất lợi nhuận tối thiểu của doanh nghiệp Mỹ (R) sẽ nằm trong 30% còn lại. Nghĩa là: R = 2,4% x 0,3 = 0,72%, và: B = 48 tỉ x 0,72% = 0,3456 tỉ USD.

Điều đó chứng tỏ năm 2014 kinh tế tài chính – thương mại Mỹ có lợi từ hàng hóa giá rẻ nhập từ Trung Quốc. Và khi chi tiêu hộ gia đình đóng góp tới 70% cho tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ khiến hàng giá rẻ Trung Quốc càng tạo ra hiệu ứng tích cực cho kinh tế nước này.

Tóm lại, việc tỉ phú Trump đòi trừng phạt Trung Quốc chỉ là “rung chà cho cá nhảy” mà thôi. Là doanh nhân lọc lõi, chắc chắn Trump sẽ không tìm cách làm phương hại đến quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Do vậy, việc kinh tế Mỹ bị “bay mất” 1.000 tỉ USD khi Trump làm Tổng thống, theo Oxford Economics, gần như không thể xảy ra.

Tập Cận Bình có những công cụ hữu hiệu đối phó với mọi sự trả đũa của Trump

Cho đến lúc này, việc “bắt mạch và bốc thuốc” cho hệ quả của phát triển nóng thông qua chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy tài năng của Chủ tịch Tập Cận Bình. “Tái cơ cấu” là một chính sách hợp lý, hợp thời.

Với ba mũi chiến lược là kích thích tiêu dùng nội địa, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài và ưu tiên phát triển kinh tế dịch vụ, có thể nhận diện nền kinh tế Trung Quốc đã thay đổi hẳn bản chất. Đó là chuyển từ ưu tiên phát triển lớn về quy mô sang mạnh về tiềm lực.

Khi kích thích thị trường tiêu dùng nội địa, nghĩa là lấy chi tiêu của các hộ gia đình là mục đích tăng trưởng, các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ Trung Quốc sẽ phải hướng mạnh vào kinh tế thương mại và dịch vụ.

Khi khuyến khích các doanh nghiệp hướng ngoại, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện dịch chuyển dần các “đại công xưởng” ra khỏi biên giới, nghĩa là quy mô sản xuất nội địa sẽ giảm. Trung Quốc đại lục sẽ giảm tiếng ồn và giảm độ ô nhiễm môi trường do sản xuất gây ra.

Khi tăng tiêu dùng nội địa – giảm sản xuất nội địa thì đương nhiên kinh tế dịch vụ sẽ dần đóng vai trò then chốt đối với kinh tế Trung Quốc. Tập Cận Bình cho thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) nhằm tạo ra công cụ hữu hiệu cho phát triển dịch vụ tài chính.

Trung Nam Hải quyết tâm tạo cơ chế và giành lấy vai trò “người đứng đầu định chế” của G-20 là nhằm tạo ra công cụ hữu hiệu cho phát triển dịch vụ thương mại. Có thể thấy rằng Tập Cận Bình đã có những công cụ hữu hiệu cho chiến lược kinh tế quan trọng của mình.

Như vậy, kinh tế Trung Quốc thời hậu tái cơ cấu có rất nhiều khác biệt cả về kết cấu, quy mô lẫn cơ chế vận hành. Việc gây hại của kinh tế Trung Quốc đối với kinh tế Mỹ nói riêng, với kinh tế toàn cầu nói chung, sẽ có nhiều thay đổi.

Nếu thắng cử, Donald Trump và Tập Cận Bình sẽ định hình lại quan hệ Trung – Mỹ vốn có nhiều lợi ích không thể đổi trao dưới thời Obama - Ảnh : Reuters

Khi xuất khẩu trực tiếp hàng hóa từ Trung Quốc đại lục không còn được ưu tiên bằng xuất khẩu vốn, việc Trump dùng chính sách thuế để trừng phạt Trung Quốc sẽ không mang lại hiệu quả như ông ta mong muốn. Thậm chí kinh tế Mỹ có thể lãnh hậu quả vì việc ấy, bởi 2 lẽ.

Thứ nhất, người tiêu dùng Mỹ bị mất khoản lợi ích rất lớn nhờ hàng giá rẻ Trung Quốc. Thứ hai, những thực thể kinh tế “mình ong xác ve – mình Trung xác Mỹ” hình thành sau các phi vụ "M&A by Chinese" tại Mỹ hoàn toàn tránh được đòn trừng phạt của Trump.

Gần đây người Trung Quốc tăng cường thực hiện các phi vụ M&A – bỏ tiển mua, chuyển nhượng hay sở hữu lượng cổ phiếu, cổ phần quyết định đối với các đơn vị kinh tế ở nước ngoài, trong đó nhiều nhất là tại Mỹ - đã tạo ra các thực thể kinh tế “mình ong xác ve” rất lợi hại.

Kết quả của chiến lược “mình ong xác ve” là hàng trăm tỉ USD từ Trung Quốc đại lục đã nằm trong các thực thể kinh tế tại Mỹ, đang làm lợi cho kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, các thực thể kinh tế “mình ong xác ve” ấy cũng có thể gây hại cho kinh tế Mỹ ngay trên đất Mỹ bất cứ lúc nào.

Điều đó cho thấy Trump sẽ không mạo hiểm, bởi lẽ các đòn trừng phạt của ông chẳng khác gì “bắn vào chân mình”. Như vậy, việc kinh tế Trung Quốc thiệt hại khoảng 500 tỉ USD do Trump doạ tăng thuế, theo nhận định của Daiwa Capital Markets, rất khó xảy ra.

Còn việc các công ty nước ngoài thoái vốn khỏi Trung Quốc đại lục, theo dự báo của Daiwa Capital Markets, thì điều đó đã diễn ra chứ không cần tới sự trừng phạt của Trump gây hiệu ứng tiêu cực. Chỉ có điều điều đó diễn ra theo ý đồ của Bắc Kinh.

Do tái cơ cấu khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nên chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã không được chính phủ Trung Quốc duy trì. Thậm chí gần đây các chính sách kinh tế vĩ mô của Bắc Kinh còn được xem là ngược đãi doanh nghiệp nước ngoài.

Vì vậy, khi Trump được bầu làm tổng thống Mỹ sẽ không tạo ra hiệu ứng “thổi bay” 1.000 tỉ USD của kinh tế Trung Quốc như kết quả phân tích của Daiwa Capital Markets.

Kinh tế toàn cầu có thể sẽ sáng hơn nếu Trump thắng cử

Có thể thấy rằng, Trump bị mất điểm chủ yếu do ông đã phá vỡ nguyên tắc của chinh trị truyền thống. Sự khác biệt do Trump tạo ra khiến cho giới chính trị chuyên nghiệp tại Mỹ nói riêng, trên toàn thế giới nói chung không ưa thích ông.

Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò mới nhất thì tỉ phú Trump đã bắt kịp nữ cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Trump có lúc dẫn điểm trước Hillary, nhất là tại những bang mà lượng cử tri “lưỡng lự” đóng vai trò quyết định tới kết quả bầu cử, như tại Ohio ngày 16.9 Trump dẫn trước 5%.

Trong giai đoạn nước rút và việc quyết định không còn phụ thuộc vào yêu-ghét nữa thì việc nhiều cử tri Mỹ lựa chọn Trump chứng tỏ niềm tin họ đặt vào vị tỉ phú này là có cơ sở. Cho đến giờ phút này, có thể thấy sự xuất sắc của Trump và đội ngũ cố vấn của ông thể hiện qua 2 điểm.

Đó là thành công trong việc “kinh tế hóa chính trị” qua quá trình tranh cử và hoàn thiện chiến lược tranh cử ghép mảnh.

Qua những gì đã thể hiện có thể nhận thấy lợi ích Mỹ, giá trị Mỹ dưới thời của Trump sẽ được bảo đảm bằng những chiến lược ngắn hạn và kế hoạch linh hoạt. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể không được Trump hồi sinh.

Hiệp định Thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) có thể không được tiếp tục đàm phán nếu Trump thắng cử. Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có thể phải đàm phán lại hoặc chấm dứt nếu Trump bước vào Nhà Trắng…

Tuy nhiên, có thể nhận diện tình hình sẽ không ảm đạm, bởi Trump sẽ thay vào đó là các hiệp định riêng rẽ, thậm chí ký tắt, miễn bảo đảm vận hành và sinh lợi nhanh nhất. Nghĩa là các đối tác phải chuẩn bị lợi ích để có thể trao đổi với lợi ích từ nước Mỹ của Trump.

Dưới thời của Trump, các thủ tục mang tính kỹ thuật sẽ được đơn giản hóa để thuyền lợi ích nhanh chóng thả neo. Do vậy, tỉ phú Carl Icahn của Công ty Herbalife có cơ sở khi nhận định rằng Trump sẽ làm lợi cho kinh tế Mỹ hơn Hillary. Và việc cắt giảm quy định cho hoạt động kinh doanh là một trong những lý do quan trọng nhất.

Tóm lại, Donald Trum được bầu làm tổng thống Mỹ sẽ không gây nên hiệu ứng tiêu cực cho kinh tế Mỹ, kinh tế Trung Quốc và cả nền kinh tế toàn cầu như kết quả phân tích và dự báo của Oxford Economics và Daiwa Capital Markets. Dường như cử tri Mỹ đã nhận diện như vậy nên họ đang ngày càng dành ủng hộ nhiều hơn cho tỉ phú Trump.

Ngọc Việt

Bài liên quan
Khả năng Israel sáp nhập Bờ Tây khi ông Trump trở lại
Theo Reuters, những người ủng hộ việc sáp nhập Bờ Tây đang mong chờ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump giúp Israel hiện thực hóa giấc mơ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu Trump đắc cử, Mỹ và Trung Quốc sẽ không mất 1.000 tỉ USD?