Mexico và Trung Quốc được xem như biểu tượng cho hai mối quan hệ thương mại mà theo Donald Trump mang lại những bất lợi lớn cho kinh tế Mỹ. Nhưng, nếu vị tân tổng thống Mỹ thực sự có ý định phát động một cuộc chiến tranh thương mại, thì mục tiêu dễ là Trung Quốc, chứ không phải là Mexico.

Nếu ông Trump phát động chiến tranh thương mại: Mục tiêu dễ là Trung Quốc

Nhàn Đàm | 10/12/2016, 09:55

Mexico và Trung Quốc được xem như biểu tượng cho hai mối quan hệ thương mại mà theo Donald Trump mang lại những bất lợi lớn cho kinh tế Mỹ. Nhưng, nếu vị tân tổng thống Mỹ thực sự có ý định phát động một cuộc chiến tranh thương mại, thì mục tiêu dễ là Trung Quốc, chứ không phải là Mexico.

Donald Trump đang chứng tỏ rằng mình không đùa trong việc thực hiện các lời hứa về những hiệp định thương mại cũng như mang việc làm trở lại Mỹ. Việc tân tổng thống Mỹ vừa thuyết phục thành công tập đoàn sản xuất máy điều hòa Carrier giữ lại một nhà máy trong nước thay vì chuyển sang Mexico (do đó giữ lại được gần 1.000 việc làm cho công nhân Mỹ) dường như cho thấy Donald Trump sẽ nhắm đến Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) trước khi tính sổ với Trung Quốc.

Mexico và Trung Quốc được xem như biểu tượng cho hai mối quan hệ thương mại mà theo Donald Trump mang lại những bất lợi lớn cho kinh tế Mỹ, thông qua mức thâm hụt thương mại và số việc làm mất đi mà nước Mỹ đã phải gánh chịu. Nhưng, nếu vị tân tổng thống Mỹ thực sự có ý định phát động một cuộc chiến tranh thương mại, thì mục tiêu dễ là Trung Quốc, chứ không phải là Mexico.

Xét trên khía cạnh quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ, thì Trung Quốc và Mexico có khá nhiều điểm tương đồng. Đó là hai quốc gia đang có mức thặng dư thương mại hàng năm khá lớn với Mỹ. Đồng thời cũng là hai nước lấy đi khá nhiều việc làm của người lao động Mỹ thông qua việc các công ty và tập đoàn Mỹ chuyển nhà xưởng sản xuất để tiết kiệm chi phí về nhân công cũng như các ưu đãi về thuế và tiếp cận thị trường.

Theo thống kê, mức thâm hụt thương mại năm 2015 của Mỹ với Mexico đạt khoảng 49 tỉ USD, còn với Trung Quốc thì lên tới hơn 300 tỉ USD mỗi năm. Nước Mỹ cũng đã mất khoảng từ 4-6 triệu việc làm sang Mexico kể từ thời điểm NAFTA có hiệu lực vào năm 1994 đến nay, với Trung Quốc thì lớn hơn một chút – khoảng 7-8 triệu việc làm kể từ thời điểm Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thu hút đầu tư lớn từ Mỹ. Chính vì thế, không khó hiểu khi Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nêu đích danh Trung Quốc và Mexico như hai trường hợp điển hình cho những mặt trái mà tự do thương mại đem lại cho nước Mỹ, cũng như kêu gọi xem xét lại NAFTA và nâng thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên 45%.

Nhưng, về bản chất, mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Mỹ và Mexico khác xa so với giữa Mỹ và Trung Quốc. Bất chấp mức thâm hụt thương mại lớn và số việc làm mất vào tay Mexico, mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Mỹ và nước láng giềng phía Nam này trên thực tế lại khá bình đẳng và công bằng. Theo thống kê, 40% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Mexico là nguyên liệu và linh kiện đầu vào để sản xuất cho các mặt hàng xuất khẩu theo chiều ngược lại.

Thực tế cũng đã chứng minh, kể từ khi NAFTA có hiệu lực, tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ sang Mexico đã tăng gấp 10 lần và tạo ra rất nhiều việc làm cũng như tăng thu nhập cho người lao động. Và dù con số 49 tỉ USD thâm hụt thương mại (vào năm 2015) có vẻ lớn, nhưng thực tế nếu xét trên tổng khối lượng thương mại giữa hai nước hiện nay thì nó thấp hơn rất nhiều so với trước khi có NAFTA. Nước Mỹ đang hưởng lợi từ NAFTA và trong quan hệ thương mại với Mexico một cách rất rõ rệt, đến mức đủ để bù đắp con số 49 tỉ USD thâm hụt và 4-6 triệu việc làm mất đi.

Trong khi đó, mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể xem như một điển hình cho một sự bất bình đẳng và thiếu công bằng. Chỉ có khoảng 4,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc là nguyên liệu và linh kiện đầu vào để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu theo chiều ngược lại. Nói cách khác, với Trung Quốc thì Mỹ chỉ đơn thuần là một thị trường tiêu thụ hàng hóa do nước này sản xuất ra mà thôi.

Để bán hàng hóa cho thị trường Trung Quốc, các công ty Mỹ thường chọn cách chuyển hẳn nhà xưởng sang nước này và sử dụng nguyên liệu tại chỗ để sản xuất. Cộng với chính sách trợ giá thông qua việc duy trì tỷ giá nhân dân tệ thấp trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã đạt được mức thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ theo một cách mà nền kinh tế số một thế giới không thể nào đảo ngược được.

Nói cách khác, mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Mexico không chỉ là hai đối tác thương mại đơn thuần mà đóng vai trò như những bộ phận của một chuỗi sản xuất, trong đó các chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản xuất hàng hóa đan xen lẫn nhau. Nếu Donald Trump xé bỏ NAFTA và siết chặt vấn đề thương mại với Mexico, rất nhiều ngành sản xuất và lĩnh vực kinh tế của chính nước Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong khi đó điều tương tự không diễn ra với quan hệ kinh tế Mỹ - Trung. Trung Quốc không phải là một phần của chuỗi sản xuất của Mỹ như Mexico, mà Trung Quốc là một phần của chuỗi sản xuất tại Đông Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Với Trung Quốc, Mỹ chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hóa và nơi cung cấp vốn đầu tư và công nghệkhông hơn không kém. Mỹ có thể hưởng lợi lớn từ mối quan hệ đó, chẳng hạn như hàng hóa nhập khẩu giá rẻ và một đối tác nắm giữ một lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ, nhưng khó có thể coi đó là một mối quan hệ kinh tế lành mạnh và ổn định.

Cũng không nên quên rằng, chính mối quan hệ thương mại thiếu lành mạnh với Trung Quốc là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2008. Nhờ mức thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ, Trung Quốc đã mua vào rất nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ khiến giá tiếp tục tăng, qua đó góp phần duy trì và thúc đẩy bong bóng tài chính tại Mỹ ngày càng lớn hơn trước khi bùng nổ và gây ra khủng hoảng.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu ông Trump phát động chiến tranh thương mại: Mục tiêu dễ là Trung Quốc