Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hối thúc Nga phá hủy một loại tên lửa mới trước thời hạn tháng 8 năm nay, nhằm cứu vãn hiệp ước INF giúp châu Âu “sạch bóng” đầu đạn hạt nhân phóng từ đất liền, nếu không NATO sẽ phản ứng mạnh mẽ.

NATO yêu cầu Nga phá hủy loại tên lửa bị cáo buộc vi phạm INF

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 26/06/2019, 07:28

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hối thúc Nga phá hủy một loại tên lửa mới trước thời hạn tháng 8 năm nay, nhằm cứu vãn hiệp ước INF giúp châu Âu “sạch bóng” đầu đạn hạt nhân phóng từ đất liền, nếu không NATO sẽ phản ứng mạnh mẽ.

Bộ trưởng Quốc phòng các thành viên khối quân sự này chuẩn bị họp lại vào ngày 26.6 để thảo luận bước đi tiếp theo cho trường hợp giới chức Moscow quyết giữ lại hệ thống tên lửa mà Mỹ cáo buộc vi phạm Hiệp ước về vũ khí tầm trung và tầm ngắn (INF).

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trước thềm cuộc họp: “Chúng tôi kêu gọi Nga hành động có trách nhiệm, nhưng chẳng thấy dấu hiệu họ sẽ làm vậy. Vì vậy chúng tôi cần phản ứng lại”.

Ông từ chối đề cập chi tiết. Tuy nhiên một số nguồn tin ngoại giao tiết lộ các bộ trưởng quốc phòng dự định xem xét cho chiến đấu cơ Mỹ (có khả năng mang đầu đạn hạt nhân) thực hiện nhiều chuyến bay ở châu Âu hơn, tổ chức nhiều hoạt động tập trận hơn, đồng thời tái bố trí tên lửa Mỹ phóng từ biển.

NATO đe dọa trả đũa nếu Nga không phá hủy 9M729 - Ảnh: Reuters

Hệ thống tên lửa NATO muốn phá hủy là 9M729/SSC-8. Chính quyền Moscow từ chối đáp ứng yêu cầu, chỉ huy lực lượng tên lửa và pháo binh Nga Mikhail Matveevsky từng khẳng định tầm bắn tối đa 480km của tên lửa nằm ngoài ngưỡng cấm do INF quy định (500 đến 5.000km).

Trong tình cảnh không đạt thỏa thuận, Mỹ tuyên bố chính thức rút khỏi INF vào ngày 2.8, qua đó xóa bỏ mọi hạn chế đối với phát triển tên lửa tầm trung mang được đầu đạn hạt nhân.

Hôm 24.6, Nga cảnh báo viễn cảnh nổ ra một cuộc đối đầu tương tự như khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 nếu Mỹ triển khai hệ thống tên lửa phóng từ đất liền đến châu Âu.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Ngưỡng vũ khí hạt nhân bị hạ thấp: Nga đang tự vệ hay thách thức ‘lằn ranh đỏ’ của NATO?
Tổng thống Vladimir Putin hôm 19.11 đã ký phê duyệt bản cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga, một động thái quan trọng trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Nga và phương Tây ngày càng leo thang.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NATO yêu cầu Nga phá hủy loại tên lửa bị cáo buộc vi phạm INF